: Khoảng cách giữa hai đối tượng Hướng tạo đối tượng mới so
Chương 10: TRUNG TÂM GIA CÔNG HAAS MINI MILL
4.2.1 Vùng khởi động máy
Vùng khởi động máy bao gồm các phím chức năng bật tắt On/Off, nạp bộ đếm giờ, núm điều chỉnh và các nút Emergency Stop-dừng khẩn cấp, Cycle Start - bắt đầu chương trình, Feed Hold-duy trì lượng ăn dao.
Hình 4.5: Vùng khởi động máy.
Nút Emergency Stop ngay lập tức dừng tất cả các chuyển động của máy.
Cycle Start sẽ khởi động một chương trình đang chạy trong MEM hoặc MDI.
Feed Hold sẽ dừng tất cả các chuyển động các trục cho đến khi Cycle Start được ấn. Feed Hold sẽ không dừng trục chính, bộ phận thay dụng cụ hoặc bơm làm mát, nó chỉ dừng chuyển động của các trục phụ.
Núm điều chỉnh được sử dụng để điều chỉnh một trong các trục. Khi sử dụng đơn vị hệ mét bước núm nhỏ nhất là 0.001mm và lớn nhất 1.0mm.
Power on: Khởi động máy.
Power Off: Tắt máy.
Spindle Load: Tốc độ quay của trục chính.
Emergency Stop: Dừng khẩn cấp. Handle: Núm điều chỉnh bằng tay.
Cycle Start: Bắt đầu chương trình. Feed Hold: Dừng tạm thời, vẫn duy trì
Chương 11: Vùng hiển thị
Vùng hiển thị có chức năng hiển thị các thông số của máy như
tốc độ quay của trục chính, tốc độ ăn dao, các câu lệnh của chương
trình gia công hay các lỗi cảnh báo.
Vùng phím bấm
Bàn phím của máy được dùng để nhập các số liệu, thông số cho
quá trình gia công hay điều khiển quá trình gia công của máy. Bàn phím bảng điều khiển được chia ra thành 9 vùng riêng biệt.
Hình 4.6: Các vùng chức năng của bàn phím.
1. Các phím RESET : 3 phím 2. Các phím FUNTION : 8 phím
3. Các phím JOG : 15 phím 4. Các phím OVERRIDE : 16 phím 5. Các phím DISPAY : 8 phím 6. Các phím CURSOR : 8 phím 7. Các phím ALPHA : 30 phím 8. Các phím MODE : 30 phím 9. Các phím NUMERIC : 10 phím RESET KEYS: là phím nằm ở góc
trái của bảng điều khiển.
RESET: Dừng tất cả các chuyển động của máy và đặt con trỏ chương trình ở đỉnh của chương trình hiện hành.
POWER/UP/RESET: Tự động cho giá trị ban đầu vào máy khi bật điện. Sau khi bật điện, khi phím này được ấn các trục về vị trí
không và một dụng cụ được lắp vào trục chính.
TOOL/CHANGER: Khôi phục lại bộ thay đổi dụng cụ để quá
trình hoạt động được bình thường sau khi bộ thay dụng cụ đã bị
ngắt quãng trong suốt một quá trình thay đổi dụng cụ.
FUNTION KEYS: Dưới các phím xác lập là các phím chức năng. Chúng được sử dụng để chấp hành các chức năng đặc biệt đã
Hình 4.7: Các phím Funtion.
F1-F4: Được sử dụng trong soạn thảo, các đồ họa, nền soạn
thảo và cho sự giúp đỡ để chấp hành các chức năng đặc biệt.
TOOL/OFSET /MESURE: Được sử dụng để ghi lại các lượng
bù chiều dài dụng cụ.
NEXT/TOOL: Được sử dụng để lựa chọn dụng cụ tiếp theo
trong quá trình cài đặt bộ phận.
TOOL/RELEASE: Tháo dụng cụ từ trục chính.
PART/ZERO/SET: Được sử dụng để tự động đặt các lượng bù tọa độ làm việc trong quá trình cài đặt bộ phận.
JOG KEYS: Các phím điều khiển nằm ở phía dưới bên trái các phím chức năng. Các phím này lựa chọn mà với các trục núm điều chỉnh sẽ chuyển các tín hiệu tới và duy trì sự điều chỉnh được
tiếp tục.
JOG LOCK: Khi đã ấn trước một trong các phím phía trên, trục được di chuyển trong chuyển động tiếp theo mà không cần giữ các
phím bị ấn.
- CHIP/FWD: Đổi chiều quay của mũi khoan để thoát phoi từ
vị trí làm việc.
- CHIP/STOP: Dừng sự chuyển động của mũi khoan.
- CHIP/REV: Đổi chiều quay của mũi khoan theo chiều ngược
lại. Phím phải được ấn xuống trong quá trình điều khiển.
OVERRIDES: Các phím dùng để tăng tốc dịch chuyển bàn
dao, lượng ăn dao được lập trình và tốc độ trục chính.
Hình 4.9: Các phím OVERRIDES.
HANDLE/CONTROL/FEEDRATE: Cho phép núm điều chỉnh được sử dụng để điều khiển tốc độ ăn dao trong phạm vi 1%.
HANDLE/CONTROL/ SPINDLE: Cho phép núm điều chỉnh được sử dụng để điều khiển tốc độ trục chính trong phạm vi 1%.
CW: Khởi động trục chính theo chiều kim đồng hồ .
CCW: Khởi động trục chính theo chiều ngược chiều kim đồng
hồ.
DISPLAYS: Các phím hiển thị nằm chính giữa phía trên. 8 phím này cung cấp đường vào các hiển thị khác nhau, thông tin thường dùng và các tiện ích trợ giúp cho người dùng. Một số trong các phím đó là các phím đa chức năng, chúng sẽ hiển thị các hình
ảnh khác nhau khi được ấn nhiều lần. Hiển thị hiện hành luôn được
hiển thị ở dòng bên trái của màn hình.
Hình 4.10: Các phím chức năng Displays.
PRGRM/CONVRS: Hiển thị chương trình được lựa chọn hiện
thời. Cũng như đã sử dụng trong các áp dụng mã hóa mạnh.
POSIT: Hiển thị vị trí các trục của máy. Ấn PAGE UP và PAGE DOWN sẽ chỉ cho người điều khiển máy, công việc và khoảng cách tới các khổ trong khổ chữ lớn.
Hình 4.11: Hiển thị vị trí các trục của máy.
OFFSET: Hiển thị chiều dài dụng cụ, các lượng bù tầm với và vị trí dầu làm nguội. PAGE UP sẽ hiển thị các giá trị của các lượng
bù các trục công tác.
Hình 4.12: Hiển thị chiều dài dụng cụ.
CURNT/COMDS: Hiển thị chương trình hiện hành, các trị số
Hình 4.13: Hiển thị chương trình hiện hành.
CURSOR KEYS: Các phím Cursor nằm giữa bảng điều
khiển. Cho phép khả năng di chuyển tới các màn hình khác nhau và các phạm vi trong hệ điều khiển. Được sử dụng mở rộng cho
soạn thảo các chương trình CNC.
Hình 4.13: Các phím Cursor.
HOME: Phím này thường di chuyển con trỏ lên trên đầu trang
soạn thảo trên màn hình. Trong soạn thảo, là khối trên của chương
trình. Trong đồ họa, sẽ chọn chế độ quan sát đầy đủ.
: Mũi tên lên di chuyên lên trên 1 mục, khối hoặc trường. Trong đồ họa, cửa sổ phóng to sẽ được di chuyển lên trên.
: Mũi tên lên di chuyển xuống dưới một mục, khối hoặc trường. Trong đồ họa cửa sổ phóng to sẽ được di chuyển xuống dưới.
: Được sử dụng để lựa chọn các mục soạn thảo riêng lẻ
cùng với trình soạn thảo, di chuyển con trỏ sang trái. Nó chọn số
liệu tùy biến trong các trường của trang và phóng to cửa sổ sang
bên trái khi ở trong đồ họa.
: Được sử dụng để lựa chọn các mục soạn thảo riêng lẻ
cùng với trình soạn thảo, di chuyển con trỏ sang phải. Nó chọn số
liệu tùy biến trong các trường của trang và phóng to cửa sổ sang
phải khi ở trong đồ họa.
END: Phím này thường di chuyển con trỏ xuống dưới cùng của
trang soạn thảo trên màn hình. Trong soạn thảo nó là khối cuối
cùng của chương trình.
PAGE/UP: Được sử dụng để thay đổi các hiển thị, các di
chuyển lên một trang trong trang soạn thảo hoặc phóng to khi trong đồ họa.
PAGE/DOWN: Được sử dụng để thay đổi các hiển thị, di
chuyển xuống một trang trong trình soạn thảo hoặc phóng lại gần hơn khi trong đồ họa.
ALPHA KEYS: Các phím alpha cho phép người sử dụng
nhập 26 ký tự soạn thảo bảng chữ cái với một số tính năng đặc
biệt.
Hình 4.15: Các phím Alpha.
SHIFT: Phím SHIFT cung cấp cách dùng các ký tự trắng trên bàn phím. Ấn phím SHIFT và sau đó ký tự trắng sẽ được đưa tới
hệ điều khiển. Khi gõ văn bản, chữ hoa sẽ được mặc định. Để nhập
các ký tự thường, ấn và giữ phím SHIFT trong khi ấn các ký tự
thích ứng. Phím SHIFT có thể được ấn liên tục trong khi một số các phím khác được ấn.
EOB: Đây là viết tắt của END-OF-BLOCK (kết thúc khối). Nó được hiển thị như một dấu chấm phẩy trên màn hình và nó biểu thị
kết thúc một khối chương trình. Nó giống như khi dụng cụ cắt
MODE KEYS: Các phím MODE nằm ở phần phía trên bên phải bảng điều khiển. Các phím này thay đổi trạng thái hoạt động
của dụng cụ máy CNC.
Hình 4.16: Các phím Mode.
EDIT : Chọn chế độ soạn thảo.
INSERT: Chèn dữ liệu vào bộ nhớ đệm đầu sau khi con trỏ
hiện hành định vị. Ngoài ra thường để sao chép cá khối lệnh trong chương trình.
ALTER: Thay đổi mục mà con trỏ trên dữ liệu trong bộ nhớ đệm vào. Đặt một chương trình MDI trên danh sách chương trình.
DELETE: Xóa mục mà con trỏ đang ở đó.
UNDO: Quay ra hoặc trở về trạng thái trước đó, có thể trở lại đến 9 lần soạn thảo trước đó.
SINGLE/BLOCK: Chỉ một khối của chương trình đang chạy được chấp hành.
DRY/RUN: Được sử dụng để kiểm tra chuyển động của máy
thực tế mà không có vật gia công. Các chế độ gia công của chương
trình được thay thế bởi các phím tốc độ ở hàng núm điều chỉnh.
OPTION/STOP: Mở các chế độ dừng lại tùy chọn.
BLOCK/DELET: Khi không có lượng bù dụng cụ cắt, xóa khối
sẽ tác động đến 2 dòng sau khi BLOCKDELETE được ấn.
MDI/DNC : Chọn chế độ MDI hoặc
DNC
COOLNT: Đóng và mở nước làm mát. Quay trục chính tới một
vị trí
ORIENT: Xác định và sau đó khóa trục chính.
SPINDLE: Có thề được sử dụng trong thời gian cài đặt để chia
ra các phần.
ACT/FWD: Quay mâm cặp dụng cụ đến dụng cụ tiếp theo.
ACT/REV: Quay mâm cặp dụng cụ trở lại dụng cụ trước đó.
HAND/JOG : Chọn chế độ điều
chỉnh bằng tay:
0.001mm cho mỗi mức chia trên núm điều chỉnh, cho chạy
không tải 0.1inch/phút.
0.01 mm cho mỗi mức chia trên núm điều chỉnh, cho chạy
0.1 mm cho mỗi mức chia trên núm điều chỉnh, cho chạy không
tải 10 inch/phút.
1 mm cho mỗi mức chia trên núm điều chỉnh, cho chạy không
tải 100 inch/phút.
ZERO/RET : Chọn chế độ quy
không
AUTO/ALL/AXES: Tìm kiếm tất cả các vị trí không của các
trục.
ORIGIN: Hiển thị các điểm gốc khác nhau và bộ đếm giờ.
SINGL/AXIS: Tìm kiếm điểm không của máy trên trục mà
được chỉ rõ trên bộ nhớ đệm đầu vào.
HOME G28: Một trong các trục X, Y, Z, hoặc B có thể quay về không độc lập. Người điêu khiển nhập X, Y, Z, hoặc B sau đó ấn
phím G28.
Ấn phím HOME G28 mà không nhập ký tự của một trục thì sẽ
quy không tất cả các trục.
LIST/PROG : Lựa chọn chế độ liệt
kê các chương trình và hiển thị một danh sách các chương trình trong hệ điều khiển.
SELECT/PROG: Lựa chọn chương trình có sẵn trong bộ nhớ
của máy.
SEND/RS232: Chuyển các chương trình ra qua cổng RS-232. RECV/RS232: Nhận các chương trình ra qua cổng RS-232.
Chương 12: Vận hành máy Haas 1 Khởi động máy Haas
Đầu tiên bật máy nén khí đồng thời mở van khí của máy để đảm bảo áp suất làm việc của máy là 100psi.
Hình 4.17: Van và đồng hồ đo áp suất khí nén của máy.
Bật nguồn bằng cách gạt cần gạt phía sau máy sang nấc ON.
Hình 4.18: Cần gạt khởi động.
Ấn nút POWER ON trên bảng điều khiển để thực hiện quá trình khởi động máy.
Restart máy để đưa các trục của máy về điểm O bằng cách nhấn
POWER UP trên bảng điều khiển.