Tổ chức hệ thống kế toán tại Công ty Cao Su Đà Nẵng

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU- CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CAO SU ĐÀ NẴNG (Trang 28 - 30)

II. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY

3. Tổ chức hệ thống kế toán tại Công ty Cao Su Đà Nẵng

a. Tổ chức bộ máy kế toán:

+ Kế toán trưởng: ký kếy kiểm tra sổ sách chứng từ, số liệu kế toán. Thực hiện công tác quản lý điều hành trong phòng kế toán. Tham mưu, đề bạt với giám đốc và ban lãnh đạo về tình hình tài chính của công ty.

+ Phó phòng kế toán: quản lý theo dõi TSCĐ, ký chứng từ, số liệu khi kế toán trưởng đi công tác.

* Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ giao dịch với ngân hàng, thực hiện các công vụ thanh toán, tạm ứng và theo dõi thanh toán giữa công ty với ngân hàng.

* Kế toán tiêu thụ: theo dõi, quản lý công nợ với khách hàng. Thực hiện nghiệp vụ hạch toán tiêu thụ lỗ lãi, theo dõi lãi. Theo dõi thuế và các khoản nộp ngân sách.

* Kế toán nguyên vật liệu: có nhiệm vụ theo dõi nguyên vật liệu, nhập xuất tồn kho theo dõi công nợ thanh toán tiền mua bán NVL. Theo dõi thuế GTGT đầu vào.

* Kế toán giá thành: theo dõi hạch toán giá thành, theo dõi thanh toán lương. Bảo hiểm cho cán bộ công nhân viên.

* Kế toán thống kê: tổng hợp theo dõi sản phẩm nhập kho hàng tháng, tính giá trị tổng sản lượng.

* Thủ quỹ: có nhiệm vụ quản lý, thu chi tiền của công ty.

b. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán:

c. Hình thức sổ kế toán nhật ký chứng từ tại công ty:

Gồm các loại sổ kế toán sau: - Nhật ký chứng từ.

- Bảng kê. - Sổ cái.

- Sổ kế toán chi tiết.

* Nội dung cơ bản và trình tự ghi chép của nhật ký chứng từ: Nhật ký chứng từ số 1: dùng để phản ánh số phát sinh bên Có TK 111 "tiềnmặt: (phần chi) đối ứng bên nợ với các tài khoản có liên quan.

Nhật ký chứng từ số 2: dùng phản ánh số phát sinh bên có TK 112 "tiền gởi ngân hàng" đối ứng bên nợ với các tài khoản có liên quan.

Nhật ký chứng từ số 4: dùng phản ánh số phát sinh bên có TK 311 "vay ngắn hạn" ,TK 431 "vay dài hạn" TK 342 "nợ dài hạn" đối ứng bên nợ với các tài khoản có liên quan.

Nhật ký chứng từ số 9: dùng phản ánh số phát sinh bên có TK 211 "TSCĐ hữu hình" , TK 212 "TSCĐ thuê tài chính", TK 213 "TSCĐ vô hình".

Nhật ký chứng từ số 10: dùng phản ánh số phát sinh bên có TK 121, 128, 129, 136, 111, 334, 338 đối ứng bên Nợ và có với các tài khoản có liên quan.

* Trình tự ghi sổ: Kế toán trưởng Phó phòng kế toán kiêm KT tổng hợp Kế toán Thống kê Kế toán

NVL Kế toán TSCĐ Kế toán Tiêu thụ Kế toán Thanh toán

Thủ quỹ

Công ty DRC áp dụng hình thức nhật ký chứng từ cho các kế toán, vì hình thức này phù hợp với loại hình sản xuất của công ty vì khối lượng công việc ở phòng kế toán khá lớn. Trình độ các bộ phận đồng đều 90% là trình độ đại học.

Theo hình thức này các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày được phản ánh trên chứng từ gốc là được ghi thẳng vào nhật ký chứng từ. Mỗi nhật ký chứng từ dùng cho một Tk hoặc nhiều TK có nội dung kinh tế giống nhau hoặc có mối quan hệ mật thiết với nhau. Từ nhật ký chứng từ để ghi vào sổ cái, dựa vào các nhật ký chứng từ sổ cái làm căn cứ để lập báo cáo kế toán. Ngoài việc sử dụng bảng kê, nhật ký chứng từ sổ cái còn sử dụng một số sổ chi tiết, sổ tổng hợp chi tiết để phục vụ cho công tác quản lý của doanh nghiệp, tập hợp hạch toán chi phí tính giá thành sản phẩm với loại sổ này các chi phí phát sinh, tên chứng từ gốc được ghi vào sổ chi tiết. Cuối tháng ghi vào sổ tổng hợp, sổ tổng hợp chi tiết và làm căn cứ báo cáo định kỳ.

* Sơ đồ trình tự ghi chép kế toán hình thức nhật ký chứng từ:

MÔ HÌNH TỔ CHỨC SỔ KẾ TOÁN

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU- CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CAO SU ĐÀ NẴNG (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w