Phân chia tế bào

Một phần của tài liệu Tối ưu chất lượng và vùng phủ sóng GSM (Trang 37 - 39)

Việc chia nhỏ các Cell được sử dụng khá hiệu quả cho việc mở rộng hiệu năng của mạng. Một trạm gốc có thể chia thành nhiều khu vực phủ sóng, rồi mỗi khu vực lại chia thành nhiều cells khác nhau. Nói cách khác ta phải quy hoạch bán kính phủ của các cells một cách phù hợp với lưu lượng sử dụng của vùng đó. Việc chia nhỏ tế bào cũng dấn đến tốn kém về kinh phí nên công việc chia nhỏ tế bào cell không phải chỗ nào cũng là giải pháp phù hợp mà ta muốn thực hiện giải pháp này phải tuân theo các yếu tố sau:

 Theo quy tắc và sơ đồ của việc tái sử dụng tần số.

 Các trạm gốc BS ban đầu vẫn đang hoạt động tốt.

 Các cell chuyển tiếp phải được hạn chế hoặc tránh.

Việc chia nhỏ cell là khá quan trọng trong mạng lưới vô tuyến GSM. Khi một cell bị nghẽn thì việc chia nhỏ cell sẽ được thực hiện. Thông qua việc thiết lập các tế bào mới với bán kính nhỏ hơn cell ban đầu và vị trí của các cell mới nằm trong các cell ban đầu. Như vậy ta có thể tăng số kênh sử dụng trong một đơn vị diện tích trong khu vực có các tế bào được chia và ta có thể tăng thời gian tái sử dụng kênh. Trong trường hợp này hiệu năng của hệ thống đã được mở rộng. Thông qua với việc điều chỉnh các tham số trên Anten, hay công suất phát ta có thể thu hẹp lại diện tích phủ sóng.

Hình 2.2 Phân chia tế bào 1-4

Các cell nhỏ mới được thêm vào mà không thay đổi chế độ tái sử dụng tần số. Như ví dụ trên khi ta chia nhỏ một cell gốc thành 4 cells nhỏ và gọi R là bán kính của cell gốc thì 4 cell mới có bán kính là R/2. Ta có thể điều chỉnh công suất phát và kiểm tra công suất thu ở vùng biên của các cell mới. Gọi “Pr” là công suất thu. Ta cũng phải đảm bảo rằng các tần số tái sử dụng trong các cell mới cũng phải giống như các tần số cũ của tế bào gốc. Khi đó ta có công thức sau:

Công suất thu tại biên của cell gốc:

Pr= Pt1R-n

Công suất thu tại biên của cell mới:

Pr = Pt2 (R/2)-n

Trong đó Pt1 là công suất phát của trạm gốc của cell gốc, và Pt2 là công suất phát của trạm gốc với cell mới. Trong trường hợp khi n=4 thì công suất thu của cell gốc và cell mới là bằng nhau và có thể tính theo công thức sau:

Pt2 = Pt1/16

Qua đó cho ta thấy rằng khi ta dùng các micro cells để bao phủ chính vùng phủ gốc và yêu cầu tỉ số C/I được đáp ứng, công suất truyền tải giảm đi được 12 dB. Tuy nhiên, trong thực tế không phải tất cả các cell đều cần được chia. Bởi vì công việc chia nhỏ các cell cũng được thực hiện không phải đơn giản mà còn tùy thuộc vào từng vị trí hoàn cảnh cụ thể. Và việc đảm bảo duy trì các tần số tái sử dụng giữa các cell sẽ trở nên phức tạp hơn. Thêm vào đó ta phải mua thêm Anten để thực hiện chuyển giao bởi vì để đảm bảo quá trình chuyển giao thành công giữa tất cả các thuê bao cũng như đảm bảo được chất lượng tốt bất kể tốc độ di chuyển. Các kênh trong cell gốc có thể được chia thành hai nhóm sau:

+ Một nhóm yêu cầu tái sử dụng các cell nhỏ được áp dụng cho các thuê bao ổn định vị trí và có mức di chuyển chậm.

+ Một nhóm yêu cầu trong các cells lớn hơn và được áp dụng cho các thuê bao có mức di chuyển nhanh và đòi hỏi yêu cầu chuyển giao ít. Công suất của hai nhóm kênh quyết định đến quá trình phân chia cell. Trong giai đoạn đầu của việc phân chia cell thì các kênh trong nhóm có công suất thấp sẽ ít hơn. Khi yêu cầu các dịch vụ cũng

như ứng dụng thực tế đòi hỏi nhiều hơn khi đó các kênh cần được sử dụng cũng nhiều hơn và nhiều kênh trong nhóm công suất thấp cần thiết.

Một phần của tài liệu Tối ưu chất lượng và vùng phủ sóng GSM (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w