Đánh giá về quy định lập kế hoạch kiểm toán

Một phần của tài liệu Công tác lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Dịch vụ Tư vấn tài chính Kế toán & Kiểm toán AASC (Trang 61 - 63)

Theo quy định tại Công ty AASC, mọi cuộc kiểm toán đều phải thực hiện công tác lập kế hoạch kiểm toán một cách đầy đủ. Bởi vì, kế hoạch kiểm toán quyết định rất lớn tới kết quả của cuộc kiểm toán, phí kiểm toán. Và việc lập kế hoạch kiểm toán cũng đã được quy định trong Chuẩn mực Kiểm toán hiện hành.

Tại AASC, công tác lập hoạch kiểm toán luôn được khẳng định vai trò quan trọng của nó trong việc chi phối chất lượng và hiệu quả chung của cuộc kiểm toán. Chất lượng của công tác lập kế hoạch kiểm toán sẽ chi phối tới công tác thực hiện kế hoạch kiểm toán, từ đó ảnh hưởng tớ kết quả kiểm toán.

Từ những lý do đó, kế hoạch kiểm toán phải luôn phù hợp và giữ vững vai trò của nó trong suốt cuộc kiểm toán. Nhằm tạo ra được một kế hoạch kiểm toán phù hợp, AASC đã thực hiện công tác lập kế hoạch kiểm toán BCTC theo một trình tự logic sau:

- Gửi thư chào hàng và tiến hành soạn thảo hợp đồng kiểm toán - Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể

- Thiết kế chương trình kiểm toán

- Quá trình soát xét của Ban Giám đốc để giảm thiểu sai sót, nâng cao hiệu quả của cuộc kiểm toán

Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, AASC gửi thư chào hàng, nhận diện lý do kiểm toán của KH (hay chính là việc xác định người sử dụng và mục đích sử dụng BCTC), đánh giá ban đầu về các rủi ro kiểm toán và tiến hành ký kết hợp đồng kiểm toán. Việc xác định này sẽ ảnh hưởng đến số lượng bằng chứng phải thu thập và mức độ chính xác của các ý kiến mà KTV đưa ra trong báo cáo kiểm toán. Cụ thể nếu các BCTC cần được sử dụng rộng rãi thì mức độ trung thực và hợp lý của các thông tin trên BCTC đòi hỏi càng cao. Do đó số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập cũng như quy mô và mức độ phức tạp của cuộc kiểm toán sẽ tăng lên.

Như vậy, qua giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, nhóm kiểm toán đã thu thập được những thông tin cần thiết về đơn vị cũng như lập ra chương trình kiểm toán sao cho phù hợp với điều kiện của đơn vị. So sánh quy trình lập kế hoạch kiểm toán về 2 KH, ta thấy cả 2 quy trình tại 2 công ty đều được thực hiện theo những quy định chung của AASC. Tuy nhiên, tùy vào quy mô của KH mà KTV tiến hành mở rộng phạm vi kiểm toán đến đâu. Đối với Công ty A, tuy là một công ty tư nhân nhưng quy mô của công ty cả về vốn và lao động đều lớn. Do Công ty A là một công ty mới thành lập đồng thời cũng là lần đầu AASC kiểm toán nên quá trình tìm hiểu cũng như lập kế hoạch kiểm toán được rà soát kỹ hơn. Đặc biệt, thủ tục phân tích đánh giá rủi ro và trọng yếu được tiến hành cẩn thận để xác định bản chất, thời gian và phạm vi của thủ tục kiểm toán cần thực hiện. Việc xác định mức độ trọng yếu và rủi ro là thủ tục phức tạp đòi hỏi trình độ cũng như xét đoán nghề nghiệp của KTV. Đây cũng chính là căn cứ được công ty lưu vào hồ sơ làm căn cứ cho cuộc kiểm toán sau này. Còn đối với KH thường niên như công ty B, quá trình kiểm toán cũng được giảm thiểu đi nhiều cả về thời gian và chi phí nhờ những tài liệu, thông tin được thu thập từ lần kiểm toán trước. Qua đó, KTV đã có cái nhìn toàn diện về hoạt động kinh doanh cũng như bộ máy điều hành của công ty, những rủi ro và mức độ trọng yếu đối với các khoản mục, độ tin

tưởng vào hệ thống KSNB của Công ty.Tuy nhiên, KTV vẫn cần tiến hành đầy đủ các bước trong công tác lập kế hoạch đồng thời cập nhật những thay đổi mới nhất của đơn vị để thấy được ảnh hưởng của những biến động ấy đến tình hình tài chính của đơn vị. Chương trình kiểm toán được thiết lập cho Công ty B có thể tiến hành theo mẫu năm trước. Riêng với Công ty A, chương trình kiểm toán đã được sửa đổi bổ sung cho phù hợp với ngành nghề kinh doanh của Công ty. Công việc này đòi hỏi thời gian và chi phí kiểm toán lớn để giai đoạn thực hiện kiểm toán được diễn ra trôi chảy hơn.

Một phần của tài liệu Công tác lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Dịch vụ Tư vấn tài chính Kế toán & Kiểm toán AASC (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w