Tốiưu công suất phát hoa tiêu CPICH

Một phần của tài liệu Tối ưu vùng phủ mạng thông tin di động 3G WCDMA (Trang 67)

CHƯƠNG 3 TỐIƯU VÙNG PHỦ MẠNG 3G WCDMA UMTS

3.4.5 Tốiưu công suất phát hoa tiêu CPICH

Kênh hoa tiêu (CPICH) được dùng để đánh giá trong chuyển giao, chọn cell, chọn lại cell. Nó quyết định đến bán kính phủ của cell. Khi bật máy, dựa vào kênh hoa tiêu UE sẽ xác định giá trị tín hiệu trên nhiễu (Ec/No), giá trị này được xác định bằng công thức:

(3.1) Trong đó

: là cường độ tín hiệu nhận được trên kênh hoa tiêu của cell phục vụ UE RSSI : là chỉ thị cường độ tín hiệu thu được tại UE

Bằng cách điều chỉnh công suât truyền kênh hoa tiêu, tải của hệ thống có thể được cân bằng giữa các cell. Việc điều chỉnh này cũng phải được tiến hành một cách hợp lý. Nếu công suất phát quá lớn là nguyên nhân vùng chồng lấn lớn gây nhiễu lên các cell lân cận. Hiện tượng này gọi là hiện tượng chồng lấn vùng phủ ( pilot pollution) điều này làm giảm dung lượng của cell. Mặc dù vậy, nếu vùng chồng lấn quá nhỏ sẽ khiến việc chuyển giao trở nên khó khăn. Để khắc phục hiện tượng này, người ta khuyến cáo công suất phát kênh hoa tiêu vùng chồng lấn giữa 2 cell vào khoảng từ 20 đến 35 % tổng công suất phát.

Mặt khác công suất phát kênh hoa tiêu là một phần công suất phát của trạm gốc, đây là một điều hạn chế khi tiến hành tối ưu. Như vậy, nếu công suất phát kênh hoa tiêu ít, thì công suất phát dành cho các kênh lưu lượng sẽ tăng lên và làm tăng dung lượng của cell. Các UE chỉ có thể nhận kênh hoa tiêu xuống một ngưỡng Ec/No nào đó rồi quyết định vùng phủ sóng. Do đó, trong thực tế nếu thiết lập công suất kênh hoa tiêu quá thấp thì sẽ khiến UE không thể giải mã được tín hiệu và cuộc gọi không thể thiết lập. Theo tiêu chí của 3GPP các UE phải có khả năng giải mã tín

hiệu kênh hoa tiêu với Ec/No nhỏ nhất là -20dB. Từ thông tin đó mà ta nên có điều chỉnh công sất phát kênh hoa tiêu một cách hợp lý.

Một phần của tài liệu Tối ưu vùng phủ mạng thông tin di động 3G WCDMA (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w