CHƯƠNG 3 TỐIƯU VÙNG PHỦ MẠNG 3G WCDMA UMTS
3.2 Các thông số đánh giá vùng phủ sóng 3G WCDMA
KPI (Key Performance Indicators) các chỉ số thể hiện chất lượng mạng, là chỉ số làm tiêu chí đánh giá mạng di động tốt hay tồi. Một nhân viên tối ưu mạng lưới cần nắm rõ các chỉ số KPI, biết phân tích, đánh giá và đưa ra quyết định hành động tối ưu nhất để nâng cao chất lượng mạng lưới cũng như cải thiện các chỉ số đó .
Các KPI được chia làm 2 loại phục vụ cho các đối tượng khác nhau: - KPI dành cho nhà quản lý :
Nguồn số liệu: Lấy từ hệ thống OMC/OSS.
Số lượng KPI: Bao gồm 15 KPI, chia làm 2 nhóm:
Nhóm KPI đánh giá Traffic & Resouce: Gồm 4 chỉ tiêu
Nhóm KPI đánh giá Performance: Gồm 11 chỉ tiêu - KPI dành cho đo kiểm:
Nguồn số liệu :Lấy từ kết quả đo kiểm thực tế của mạng lưới. Số lượng KPI: Bao gồm 17 KPI, chia làm 2 nhóm:
Nhóm KPI đánh giá vùng phủ: Gồm 2 chỉ tiêu
Nhóm KPI đánh giá Performance: Gồm 15 chỉ tiêu.
Sau đây là giới thiệu, giải thích ý nghĩa của một số các chỉ số KPI chính thường xuyên được sử dụng:
• Tỉ lệ rớt cuộc gọi trên kênh thoại CS CDR :
Chỉ số này càng nhỏ càng tốt, đạt yêu cầu khi CS CDR 0.39%. • Tỉ lệ rớt cuộc gọi trên kênh data PS CDR
Chỉ số này càng nhỏ càng tốt, đạt yêu cầu khi PS CDR 0.8%. • Tỉ lệ thiết lập cuộc gọi thành công CSSR:
Chỉ số này càng cao càng tốt, đạt yêu cầu khi CSSR 99.65%. • Tỉ lệ chuyển giao mềm thành công SHOSR:
Chỉ số này càng cao càng tốt, đạt yêu cầu khi SHOSR 99.96%.
• Tỉ lệ chuyển giao giữa các hệ thống vô tuyến khác nhau trên kênh thoại CS InRAT HOSR:
Chỉ số này càng cao càng tốt, đạt yêu cầu khi CS InRAT HOSR 97.5%. • Tỉ lệ chuyển giao giữa các hệ thống vô tuyến khác nhau trên kênh data PS
InRAT HOSR:
Chỉ số này càng cao càng tốt, đạt yêu cầu khi PS InRAT HOSR 70%. • Công suất mã tín hiệu thu – RSCP
Đối với hệ thống di động GSM, khi tiến hành quá trình đánh giá chất lượng tín hiệu của mạng người ta thường chú ý đến thông số RSSI ( Received Signal Strength Indicator), thông số này là chỉ thị cường độ tín hiệu đo được tại điểm thu vàcó giá trị càng cao thì UE càng gần BTS và ngược lại. Nhưng trong hệ thống UMTS, thì thông số này không được xem xét nhiều do nó không có ý nghĩa, lý do là bởi vì hệ thống UMTS có hệ số sử dụng lại tần số bằng 1, các UE trong cùng 1 khu vực sẽ thu được cùng một tín hiệu như nhau, nhưng UE chỉ sử dụng phần tín hiệu có ích ứng với mã mà hệ thống cấp cho UE đó, thành phần tín hiệu còn lại là nhiễu. Vì vậy tham số RSSI lúc này hoàn toàn không có ý nghĩa. Chính vì vậy,
trong hệ thống UMTS người ta sử dụng tham số RSCP (Received Signal Code Power) để đánh giá vùng phủ. RSCP là mức công suất của mã tín hiệu nhận được dựa trên các bit của kênh CPICH, chú ý rằng đây là công suất của một chip chứ không phải công suất của bit dữ liệu. Ngoài việc phục vụ cho chọn cell handover, thông số này còn được sử dụng cho việc tính toán suy hao cũng như điều khiển công suất trong mạng.
• Tỷ số Ec/No cũng là môt thông số đặc trưng cho việc đánh giá chất lượng tín hiệu của mạng. Ec/No : là tỉ số giữa mật độ công suất của tín hiệu CPICH trên mật độ công suất của tòan băng tần. Thông số này được sử dụng cho việc chọn cell và các thủ tục handover. Giá trị Ec/No càng cao càng tốt vì điều này đồng nghĩa với khả năng tách tín hiệu khỏi nhiễu tốt hơn.
Mối quan hệ giữa RSCP và Ec/No
Quan hệ giữa RSCP và Ec/No bị ảnh hưởng nhiều bởi tải của hệ thống và chất lượng quy hoạch mạng. Trong quá trình quy hoạch mạng chúng ta phải thiết lập ngưỡng cho các tham số RSCP và Ec/No để xác đinh được chất lượng tín hiệu. Nếu tham số RSCP dùng để ước lượng vùng phủ thì tham số Ec/No lại được dùng để ước lượng cho cả vùng phủ và dung lượng.
Hình 3.1 Quan hệ giữa Ec/No và RSCP
Khi tải hệ thống tăng thì Ec/No giảm nhưng RSCP vẫn giữ nguyên. Ec/No tăng là do sự gia tăng của nhiễu từ các cell lân cận, điều này làm tăng nhu cầu về công suất phát đường xuống (DPCH Ec/No). Nhưng công suất phát lại bị giới hạn, do vậy bài toán đặt ra trong hệ thống WCDMA là phải cân bằng giữa vùng phủ và dung lượng của hệ thống.