0
Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Nâng cao hiệu quả sử dụng, đổi mới TSCĐ

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI 13 (Trang 79 -83 )

Để nâng cao hiệu quả quản lý , tránh tình trạng hư hỏng mất mát ngoài việc phân loại TSCĐ theo hiện trạng sử dụng để biết được máy móc thiết bị nào có, máy móc thiết bị nào đang dùng, chưa dùng hay chờ thanh lý, Công ty còn cần thắt chặt hơn nữa công tác quản lý TSCĐ ở các đội. Cụ thể Công ty cần gắn trách nhiệm bảo

quản TSCĐ với nhân viên bảo vệ công trường. Các nhân viên này phải chịu trách nhiệm vật chất về những mất mát hư hỏng của TSCĐ do công tác bảo quản. Khi TSCĐ được chuyển đến thi công tại các công trường, các chủ công trình phải viết cam kết trách nhiệm quản lý và sử dụng TSCĐ, có như vậy việc quản lý TSCĐ mới phát huy hiệu quả. Bên cạnh đó việc đưa TSCĐ vào hoạt động phải được đảm bảo bằng giấy tờ. Quyết định tăng, giảm TSCĐ và các tài liệu liên quan đến TSCĐ phải quy định do phòng kế toán lưu giữ và bảo quản.

Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, việc đổi mới TSCĐ trong các doanh nghiệp thực sự cấp bách, đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp xây lắp như hiện nay. Phải đổi mới máy móc thiết bị, cải tiến quy trình công nghệ thì mới có thể đứng vững, tạo uy tín của doanh nghiệp và giành ưu thế trong cạnh tranh. Tuy nhiên khi đầu tư đổi mới TSCĐ, Công ty nên chú ý đến việc tạo ra một cơ cấu hợp lý phù hợp với đặc điểm Công ty.

TSCĐ của Công ty bao gồm nhiều loại trong đó máy móc thiết bị thi công chiếm một giá trị lớn, song tỷ trọng của máy móc thiết bị thi công so với tổng TSCĐ chỉ đạt 32,556%, phương tiện vận tải truyền dẫn đạt 12,999% đây là một tỷ lệ chưa hợp lý vì máy móc thiết bị thi công và phương tiện vận tải truyền dẫn là tài sản chính phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh. Công ty nên có một cơ cấu TSCĐ hợp lý hơn đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường.

Hiện nay, TSCĐ của Công ty chủ yếu đầu tư bằng nguồn vốn tự bổ xung. Việc đầu tư bằng nguồn này có ưu điểm là an toàn, không phải trả chi phí sử dụng vốn. Song việc đa dạng hóa các hình thức đầu tư TSCĐ sẽ là một phương án tốt nếu Công ty biết tận dụng một cách hợp lý. Ví dụ: TSCĐ có thể được đầu tư từ nguồn vốn liên doanh liên kết là một cơ hội để Công ty có thể đổi mới công nghê, tiếp thu các công nghệ tiên tiến, hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp khác trên cơ sở hai bên cùng có lợi.

Mặc khác, TSCĐ của Công ty không phải lúc nào cũng trong tình trạng sử dụng, hoạt động phục vụ sản xuất kinh doanh. Do vậy Công ty có thể cho các công ty khác thuê TSCĐ của mình trong thời gian nhàn rỗi, chưa được đưa vào thi công phục

vụ công trình. Việc này vừa tiết kiệm được chi phí bảo quản TSCĐ vừa mang lại nguồn thu trong Công ty. Tuy nhiên với những TSCĐ mang cho thuê, Công ty nên có một hợp đồng chặt chẽ, yêu cầu bên thuê phải có trách nhiệm bảo quản tài sản. Có như thế thì hoạt động cho thuê TSCĐ mới phát huy tác dụng.

KẾT LUẬN

Trong quá trình phát triển, nhất là 10 năm trở lại đây, công ty cổ phần Licogi 13 đã chủ động đẩy mạnh đầu tư và thành công trong công tác đầu tư phát triển và chuyển dịch cơ cấu sản xuất kinh doanh. Công ty cổ phần Licogi 13 đã tập trung đầu tư thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng thi công các công trình lớn kết hợp với đầu tư đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh. Từ chỗ chỉ là nhà thầu giàu kinh nghiệm thì nay đã vươn lên trở thành nhà đầu tư của nhiều dự án hạ tầng đô thị. Trong xây lắp các đơn vị của Licogi 13 đã làm chủ về công nghệ và thiết bị, có khả năng đảm nhận các công trình có quy mô lớn, công nghệ, trình độ kỹ thuật và quản lý cao. Hầu hết các công trình do Licogi 13 đảm nhận đều bảo đảm tiến độ, chất lượng nên Licogi 13 đã trở thành thương hiệu uy tín, quen thuộc với khách hàng trong và ngoài nước.

Cùng với sự phát triển lớn mạnh của Công ty thì TSCĐHH của Công ty cũng tăng lên một cách nhanh chóng, sự tăng lên của TSCĐ đòi hỏi Công ty phải nâng cao hiệu quả công tác kế toán, quản lý TSCĐ. Chuyên đề thực tập đã đi sâu vào phân tích tình hình hạch toán cũng như tình hình quản lý TSCĐ tại Công ty cổ phần LICOGI 13 và mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán TSCĐHH với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản.

Do bước đầu tiếp cận với công việc của một kế toán viên thực tập và thời gian có hạn, kinh nghiệm thực tế còn chưa được trang bị đầy đủ nên chuyên đề thực tập của không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của cô giáo hướng dẫn và các cô chú, các anh chị trong Công ty để bản báo cáo được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Công ty cổ phần Licogi 13, Báo cáo tài chính năm 2004, 2005, 2006, 2007 , Kỷ yếu Công ty cổ phần Licogi 13.

2. PGS.TS Đặng Thị Loan, Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.

3. Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/3/2006. 4. Chuẩn mực kế toán số 03.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI 13 (Trang 79 -83 )

×