2.3.ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾTOÁN NGHIỆP VỤ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TẠI TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu Kế toán nghiệp vụ Xuất khẩu tại tổng Công ty Chè Việt Nam (Trang 46 - 50)

- Báo cáo tài chính Báo cáo kế toán quản trị

642 : Chi phí quản lý doanh nghiệp

2.3.ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾTOÁN NGHIỆP VỤ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TẠI TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM.

HÀNG HÓA TẠI TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM.

Qua quá trình thực tập, được tìm hiểu thực tế công tác Kế toán tại Văn phòng Tổng công ty, em thấy thực trạng kế toán nghiệp vụ xuất khẩu chè tại Tổng công ty chè Việt Nam có những ưu nhược điểm như sau :

2.3.1.Ưu điểm

2.3.1.1.Về hạch toán ban đầu

Các chứng từ được lập đều đảm bảo đúng yêu cầu về mặt pháp lý của nghiệp vụ. Từ khâu mua hàng để xuất khẩu cho đến khi hàng hóa được gửi đi xuất khẩu cũng như nhận được tiền hàng thanh toán, bộ chứng từ đều bảo đảm đầy đủ chữ ký đại diện các bên liên quan và đúng theo mẫu ban hành của Bộ tài chính qui định. Các chứng từ luôn được kiểm tra, hoàn chỉnh và xử lý kịp thời khi có sai sót, từ đó làm tăng tính chính xác của thông tin kế toán.

Chứng từ được luân chuyển từ các phòng ban liên quan cũng như qua các cán bộ trong phòng kế toán một cách khoa học trước khi vào máy tính ghi sổ.

Việc bảo quản chứng từ được tiến hành đúng theo qui định của Bộ Tài chính, trước đó, các chứng từ đã được sắp xếp, phân loại, hệ thống hóa theo hợp đồng xuất khẩu và theo trình tự thời gian. Chứng từ được đóng theo bộ và được sắp xếp cẩn thận để thuận lợi cho công tác kiểm tra đối chiếu sau này.

Kế toán xuất khẩu hàng hóa tại Tổng công ty áp dụng chế độ toán Việt Nam theo quyết định số 15/2006 QĐ - BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính, các chuẩn mực kế toán doanh nghiệp ban hành và các văn bản sửa đổi bổ xung hướng dẫn thực hiện kèm theo.

Các tài khoản được mở chi tiết phục vụ cho nhu cầu quản lý. Ví dụ như tài khoản công nợ phải thu của khách hàng mua chè xuất khẩu được chi tiết theo từng thị trường xuất khẩu. Tài khoản tiền gửi ngân hàng chi tiết cho từng ngân hàng và chi nhánh trực thuộc.

2.3.1.3.Về phương pháp kế toán

Hiện nay, Tổng công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Do khối lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều nên để nắm được tình hình biến động của hàng hóa xuất nhập khẩu, Tổng công ty chè áp dụng phương pháp này là khá hợp lý.

2.3.1.4.Về tổ chức hệ thống sổ sách kế toán :

Việc cài đặt phần mềm kế toán FAST đã làm giảm khối lượng công việc của kế toán viên, nâng cao hiệu quả làm việc và tạo sự năng động hơn. Cho phép một khối lượng công việc lớn hơn làm trong thời gian ngắn hơn và chính xác hơn.

Hệ thống sổ sách kế toán được mở theo yêu cầu quản lý và theo hình thức Chứng từ ghi sổ bao gồm những sổ phù hợp với qui định của Bộ tài chính và phục vụ cho yêu cầu quản lý .

2.3.1.5.Về tổ chức bộ máy kế toán :

Bộ máy kế toán của Tổng công ty được tổ chức theo mô hình kế toán hỗn hợp. Đội ngũ cán bộ kế toán ở Tổng công ty có trình độ nghiệp vụ cao , có kinh nghiệm thực tế lâu năm trong nghề , nhiệt tình và có trách nhiệm trong công việc. Bộ phận có 9 cán bộ được phân chia thành những phần hành khác nhau, tạo điều kiện nâng cao ý thức trách nhiệm của họ về công tác kế toán mình phụ trách. Qua đó cũng phát huy được tính chuyên môn hóa cao trong phân công lao động, có mối liên hệ chặt chẽ với các phần hành kế toán khác. Vì vậy, có thể thấy đối với mỗi nghiệp vụ kế toán từ khi phát sinh đến khi kết thúc đều được theo dõi một cách cẩn thận và chi tiết.

2.3.2.Nhược điểm

2.3.2.1.Về hạch toán ban đầu

Tổng công ty không sử dụng phiếu xuất kho khi xuất hàng đi xuất khẩu. Khi hàng đã được xuất khẩu, kế toán mới viết phiếu xuất kho để phản ánh giá vốn hàng xuất khẩu ( Theo bút toán Nợ TK 6321/ Có TK 15611 ). Theo nguyên tắc, kế toán hàng tồn kho phải theo dõi đúng trị giá của hàng trong kho, khi hàng đã không còn trong kho nữa thì phải sử dụng phiếu xuất kho theo dõi chặt chẽ số lượng hàng tồn kho thực tế, làm căn cứ để hạch toán.

Trường hơp một số mặt hàng chè xuất khẩu sau khi thu mua trong nước mà phải đem đi tái chế, đấu trộn trước khi gửi đi xuất khẩu, kế toán tính giá vốn chè xuất khẩu (thủ công) theo phương pháp bình quân cả kỳ vào cuối mỗi quí. Sau khi tính được giá vốn chè xuất khẩu, kế toán viết 01 phiếu xuất kho chung phản ánh giá vốn chè xuất khẩu cho cả quí.

Như vậy, những hợp đồng xuất khẩu những mặt hàng chè này không xác định giá vốn của từng lô hàng bán. Như vậy, kế toán không thể tính toán lợi nhuận thực tế của từng phương án kinh doanh, qua đó không thế đánh giá và so sánh hiệu quả của các phương án. Nếu muốn xem xét hiệu quả từng phương án thì sẽ phải phân bổ giá vốn cho từng hợp đồng để xác định, như vậy việc lựa chọn tiêu chí phân bổ sẽ ảnh hưởng đến việc xác định và theo cách này thì kết quả sẽ không được chính xác. Mặt khác, việc áp dụng cả phương pháp bình quân liên hoàn và bình quân cả kỳ như vậy là chưa phù hợp với chế độ kế toán.

2.3.2.2.Về tài khoản kế toán

Tổng công ty chè không sử dụng tài khoản 157 – Hàng gửi đi bán . Khi hàng chuyển đi xuất khẩu hàng hóa phải có thời gian để lưu chuyển cho đến khi đến tay nhà nhập khẩu hoặc đại diện nhà nhập khẩu. Trong trường hợp hàng xảy ra thất thoát…, công ty sẽ không theo dõi được tình hình lưu chuyển của hàng hóa.

TK 007 không được kế toán sử dụng, như vậy là kế toán chỉ theo dõi ngoại tệ theo tiền việt nam. Khi có yêu cầu báo cáo về số ngoại tệ tồn quĩ, kế toán phải gửi thông báo đến các ngân hàng yêu cầu họ báo số dư ngoại tệ trên các tài khoản, sau đó kế toán tổng hợp và tính toán để biết được số ngoại tệ từng loại hiện có là

bao nhiêu. Như vậy, việc kiểm tra tổng số ngoại tệ nhập và xuất quĩ là rất khó khăn.

2.3.2.3.Về phương pháp kế toán

Nội dung ghi chép của một số tài khoản còn sai sót, ví dụ như :

Khi chè được mua về để xuất khẩu, trong một số hợp đồng theo yêu cầu của nhà nhập khẩu, chè phải được sơ chế trước ví dụ như đấu trộn, phân loại và đóng bao… những khoản chi phí này lại hạch toán và TK 641, như vậy là không chính xác vì hàng tồn kho phải được ghi theo giá gốc. Theo chuẩn mực 02 thì những khoản chi phí liên quan đến việc đưa hàng tồn kho vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như chi phí sơ chế chè ở trên kế toán phải hạch toán vào giá gốc của hàng tồn kho.

Đối với TK 131121 : bên nợ phải ghi theo tỷ giá thực tế còn bên có ghi theo tỷ giá ghi sổ và phần chênh lệch đưa vào TK 5155 hoặc 6352 nhưng kế toán lại hạch toán phần công nợ phải thu khách hàng theo tỷ giá thực tế đối với cả bên nợ và bên có. Khoản chênh lệch lãi (lỗ) tỷ giá hối đoái được sang TK 5155 và 6352.

Đối với các nghiệp vụ thu chi ngoại tệ như thu tiền hàng xuất khẩu, chi tiền phí vận chuyển, bảo hiểm, phí ngân hàng thì kế toán chỉ theo dõi theo đồng Việt Nam mà không theo dõi trên TK 007 chi tiết cho từng loại ngoại tệ.

2.3.2.4.Về tổ chức hệ thống sổ sách kế toán

Công ty không sử dụng sổ theo dõi ngoại tệ nên việc khi có yêu cầu số liệu, kế toán phải cộng dồn TK 122 chi tiết của mỗi ngân hàng mới có số liệu, việc này cho thấy chưa đáp ứng nhu cầu thông tin cho quản lý một cách nhanh chóng.

Doanh thu mặt hàng xuất khẩu không được chi tiết theo thị trường cũng như nhà nhập khẩu. Kế toán chỉ theo dõi doanh thu trên sổ cái tài khoản 5111 và sổ chi tiết của tài khoản 5111 tổng hợp cho tất cả các khách hàng. Cuối mỗi quí, kế toán tổng hợp và in báo cáo kết quả bán hàng.

Đối với sổ theo dõi công nợ mới chỉ chi tiết cho thị trường mà chưa chi tiết cho từng nhà nhập khẩu.

Các khoản chi phí phát sinh liên quan đến hợp đồng xuất khẩu từ khi mua hàng xuất khẩu đến khi xuất khẩu xong, thu được tiền chưa được tập hợp theo hợp đồng. Như ở công ty, mỗi phần hành kế toán đều hoạt động đơn lẻ, không theo dõi

được từng hợp đồng xuất khẩu để thấy được lợi nhuận của phương án kinh doanh, đánh giá và so sánh.

Công tác kế toán quản trị chưa được coi trọng. Hiện nay, Tổng công ty không sử dụng báo cáo quản trị.

Một phần của tài liệu Kế toán nghiệp vụ Xuất khẩu tại tổng Công ty Chè Việt Nam (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w