Quản lý thi công

Một phần của tài liệu Dự án quản lý thiên tai khung quản lý môi trường xã hội (Trang 63)

5.1. Quản lý công trƣờng thi công

18. Phần này đưa ra những yêu cầu liên quan đến các vần đề thực tế trong quản lý công trường và được thực hiện trong quá trình thi công. Phần này bao gồm yêu cầu chung đối với công trường xây dựng, yêu cầu khi thi công xây dựng, giải phóng mặt bằng và cải tạo

64 công trường xây dựng sau khi hoàn thành. Việc giám sát hoặc họp hàng tháng sẽ được thực hiện để đảm bảo quy định này được tuân thủ.

19. Nhà thầu phải có trách nhiệm giảm thiểu đến mức tối đa tất cả các tác động môi trường trong quá trình xây dựng. Các biện pháp chính như sau:

(i) Yêu cầu chung đối với công trường xây dựng. Công trường xây dựng phải đảm bảo các

yêu cầu sau:

- Mặt bằng công trường. Tổng mặt bằng công trường xây dựng phải được thiết kế và

phê duyệt theo quy định, phù hợp với địa điểm xây dựng, diện tích mặt bằng công trường, điều kiện khí hậu tự nhiên nơi xây dựng, đảm bảo thuận lợi cho công tác thi công, an toàn cho người, máy và thiết bị trên công trường và khu vực xung quanh chịu ảnh hưởng của thi công xây dựng.

- Sắp xếp, tổ chức công trường. Vật tư, vật liệu phải được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp

đúng theo thiết kế tổng mặt bằng được phê duyệt. Không được để các vật tư, vật liệu và các chướng ngại vật cản trở đường giao thông, đường thoát hiểm, lối ra vào chữa cháy. Kho chứa vật liệu dễ cháy, nổ không được bố trí gần nơi thi công và lán trại. Vật liệu thải phải được dọn sạch, đổ đúng nơi quy định. Hệ thống thoát nước phải thường xuyên được thông thoát bảo đảm mặt bằng công trường luôn khô ráo.

- Các biển báo. Trên công trường phải có biển báo theo quy định tại Điều 74 Luật Xây

dựng (chính phủ Việt Nam). Tại cổng chính ra vào phải có sơ đồ tổng mặt bằng công trường, treo nội quy làm việc. Các biện pháp đảm bảo an toàn, nội quy về an toàn phải được phổ biến và công khai trên công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành; những vị trí nguy hiểm trên công trường như đường hào, hố móng, hố ga phải có rào chắn, biển cảnh báo và hướng dẫn đề phòng tai nạn; ban đêm phải có đèn tín hiệu. - Giữ gìn vệ sinh môi trường: Nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện các biện pháp

bảo đảm về môi trường cho người lao động và bảo đảm môi trường xung quanh, bao gồm các biện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải và thu dọn hiện trường. Đối với những công trình xây dựng trong các khu vực có dân cư phải thực hiện các biện pháp bao che, thu dọn phế thải đưa đến nơi quy định. Quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng, phế thải phải có biện pháp che chắn bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường. Trường hợp nhà thầu thi công xây dựng không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường thì chủ đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có quyền đình chỉ thi công xây dựng. Người để xảy ra các hành vi làm tổn hại đến môi trường trong quá trình thi công xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra

- An toàn về điện: Hệ thống lưới điện động lực và lưới điện chiếu sáng trên công trường

phải riêng rẽ, có cầu dao tổng, cầu dao phân đoạn có khả năng cắt điện một phần hay toàn bộ khu vực thi công. Công nhân, máy và thiết bị thi công trên công trường phải được bảo đảm an toàn về điện. Các thiết bị điện phải được cách điện an toàn trong quá trình thi công xây dựng. Những người tham gia thi công xây dựng phải được hướng dẫn về kỹ thuật an toàn điện, biết sơ cứu người bị điện giật khi xảy ra tai nạn về điện. - An toàn về cháy, nổ: Bên quản lý TDA phải thành lập ban chỉ huy phòng chống cháy,

nổ tại công trường, có quy chế hoạt động và phân công, phân cấp cụ thể. Phương án phòng chống cháy, nổ phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định. Nhà thầu phải tổ chức đội phòng chống cháy, nổ, có phân công, phân cấp và kèm theo quy chế hoạt động. Trên công trường, nhà thầu phải bố trí các thiết bị chữa cháy cục bộ. Tại các vị

65 trí dễ xảy ra cháy phải có biển báo cấm lửa và lắp đặt các thiết bị chữa cháy và thiết bị báo động, đảm bảo khi xảy ra cháy kịp thời phát hiện để ứng phó;

(ii) Yêu cầu khi thi công xây dựng. Khi thi công xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

- Thời gian làm việc: Thời gian làm việc chính thức từ 08h00 đến 18h00 các ngày trong tuần và từ 08h00 đến 13h00 ngày thứ bẩy. Các yêu cầu đặc biệt khác với khoảng thời gian trên sẽ được xem xét tùy thuộc vào từng địa điểm thi công. Các hoạt động gây tiếng ồn sẽ không được thực hiện ngoài thời gian đã quy định, trừ khi được sự cho phép của chủ dự án. Tất cả các hoạt động thi công liên quan đến giao thông sẽ được quy định riêng đối với từng công trường. Bất kỳ khoảng thời gian thi công ảnh hưởng đến cộng đồng đều phải có sự thỏa thuận giữa chủ dự án, tiểu dự án và chính quyền địa phương. - Trước khi khởi công xây dựng phải có thiết kế biện pháp thi công được duyệt, trong

biện pháp thi công phải thể hiện được các giải pháp đảm bảo an toàn lao động cho người lao động và máy, thiết bị thi công đối với từng công việc. Trong thiết kế biện pháp thi công phải có thuyết minh hướng dẫn về kỹ thuật và các chỉ dẫn thực hiện. - Thi công xây dựng phải tuân thủ theo thiết kế được duyệt, tuân thủ quy chuẩn, tiêu

chuẩn, quy trình kỹ thuật. Đối với những công việc có yêu cầu phụ thuộc vào chất lượng của công việc trước đó, thì chỉ được thi công khi công việc trước đó đã được nghiệm thu đảm bảo chất lượng theo quy định.

- Biện pháp thi công và các giải pháp về an toàn phải được xem xét định kỳ hoặc đột xuất để điều chỉnh cho phù hợp với thực trạng của công trường.

- Tổ chức, cá nhân phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc đảm nhận theo quy định. Những người điều khiển máy, thiết bị thi công và những người thực hiện các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được huấn luyện an toàn lao động và có thẻ an toàn lao động theo quy định;

- Máy, thiết bị thi công có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định, đăng ký với cơ quan có thẩm quyền theo quy định thì mới được phép hoạt động trên công trường. Khi hoạt động, máy và thiết bị thi công phải tuân thủ quy trình, biện pháp đảm bảo an toàn. Trường hợp khi hoạt động, thiết bị thi công vượt khỏi phạm vi mặt bằng công trường thì chủ đầu tư phải phê duyệt biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình trong, ngoài công trường chịu ảnh hưởng của thi công xây dựng. Trường hợp do điều kiện thi công, thiết bị phải đặt ở ngoài phạm vi công trường và trong thời gian không hoạt động nếu các thiết bị thi công vươn ra khỏi phạm vi công trường thì phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định của địa phương.

- Những người khi tham gia thi công xây dựng trên công trường phải được khám sức khỏe, huấn luyện về an toàn và được cấp phát đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân theo quy định của pháp luật về lao động.

- Vật nổ hoặc chưa nổ (UXO): Mặc dù nguy cơ này không xảy ra trong toàn bộ khu vực dự án hiện có, tuy nhiên, trong một số khu vực tiểu dự án như tại Quảng Nam, Quảng Trị, nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn về vấn đề này cho công trường xây dựng. Quá trình ứng phó cần được đưa vào trong các quy trình khẩn cấp. Quy trình ứng phó khẩn cấp sẽ được chuẩn bị và thực hiện ngay nếu nguy cơ có bom mìn hoặc vật chưa nổ tại công trường.

66 - Sau khi hoàn thành các công trình, các nhà thầu sẽ làm sạch và loại bỏ tất cả các vật liệu, rác thải và các công trình tạm thời. Công trường sẽ được dọn sạch và thoả mãn các yêu cầu của BQDT với mọi điều kiện. Bất kỳ những gì có khả năng gây nguy hiểm cho sự hoạt động của công trình sẽ được sửa cẩn thận trước khi cho hoạt động lại bình thường.

5.2. Quản lý chất lƣợng môi trƣờng

(a) Chất lượng nước

20. Nhà thầu phải thực hiện cố gắng ngăn chặn đổ chất thải (rắn hoặc lỏng) vào hệ thống sông, suối, kênh mương… và bảo vệ nguồn nước mặt, nước ngầm khỏi ô nhiễm và các tác động tiêu cực khác như thay đổi mực nước, dòng chảy, chất lượng nước nói chung. Một số biện pháp cần thực hiện như sau:

- Dầu máy/dầu đã sử dụng: Nghiêm cấm việc đổ chất thải dầu hoặc nhiên liệu máy xây (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dựng, thiết bị nạo vét xuống kênh mương. Dầu nhiên liệu, dầu đã qua sử dụng và các chất độc hại, chất thải độc hại phải được thu gom, lưu giữ, xử lý và đổ thải đúng quy đinh. Các thùng chứa dầu tại các công trường xây dựng phải có đủ khả năng để tránh rò rỉ. Các thùng chứa dầu phải được đặt trong một hệ thống chứa thứ cấp (bunded). Nhà thầu phải thực hiện các quy định để đảm bảo tất cả các chất độc hại bao gồm các trống dầu hoặc thùng chứa trên công trường được dán nhãn và lưu giữ đúng cách và không có dầu hoặc các chất ô nhiễm khác được phép tràn ra các đường nước hoặc nước ngầm.

- Nước thải từ các công trường: Nhà thầu phải giảm đến mức tối đa lượng nước thải và

tìm các cách xả thải khác nhau trong những trường hợp có thể. Nhà thầu sẽ đảm bảo rằng bất kỳ dòng thấm nào và nước thải phát sinh từ các công trình, các lán trại phải được thu gom và xả thải thông qua một bể lắng. Các tiêu chuẩn xử lý nước thải trước khi xả thải ra môi trường phải được sự đồng ý trước bởi TGT. Nước bị ô nhiễm hoặc nước có chất lượng không đảm bảo phải được thải vào hệ thống cống thông qua bể chứa hay các phương pháp xả thải được chấp nhận khác.

- Tiêu thoát nước. Việc tiêu thoát nước phải được thiết kế để tránh tình trạng tắc nghẽn

có thể tạo ra mùi hôi và tình trạng mất vệ sinh. Nhà thầu phải thoả thuận trước với TGT về chi tiết của phương pháp được sử dụng, trước khi bắt đầu thi công. Kiểm soát dịch hại thông thường (đặc biệt là chuột và ruồi) phải được chú ý đặc biệt; loại bỏ bùn và chất cặn khác sau khi thoát nước, giảm mùi khó chịu từ bùn và tảo bằng các biện pháp bao gồm khử mùi, … Biện pháp an toàn cũng phải được thực hiện để bảo vệ cả công đồng, nhân viên và để ngăn chặn sự xuất hiện của ruồi muỗi tại công trường. - Giám sát chất lượng nước: Nhà thầu phải đảm bảo tuân thủ thường xuyên tất cả các

điều kiện nêu trên dưới sự giám sát của TGT hoặc kỹ sư hiện trường, bao gồm thực hiện giám sát chất lượng nước tại các địa điểm cụ thể và phù hợp với quy định của chính phủ liên quan đến quản lý nước thải và giám sát chất lượng nước.

(b) Chất lượng không khí (Bụi, tiếng ồn và độ rung)

21. , thiết bị, phương tiện vận tải sử dụ

ồn) gây ô nhiễ ậy, để

giảm thiểu ô nhiễm, trước hết các phương tiện tham gia thi công phải được kiể

ải khí độc (CO, hydrocarbon và khói bụi) theo quy định của Chính phủ

ồ sơ mời thầu các yêu cầ ả ị

đối vớ , thiết bị (yêu cầu có giấy

67 ). Các biện pháp giảm bụi và ô nhiễm không khí , tiếng ồn, độ rung khác được quy định như sau:

- Thông báo cho người dân: Trước khi bắt đầu công việc bất kỳ công trường nào, Nhà

thầu sẽ phải thông báo cho chính quyền địa phương và người dân về quy hoạch xây dựng và tiếng ồn và độ rung tiềm tàng có thể xảy ra từ các hoạt động xây dựng, bao gồm cả các biện pháp để giảm tiếng ồn và độ rung.

- Kiểm soát bụi: Nhà thầu sẽ đảm bảo rằng không đốt các vật liệu thải trên trên công

trường, cung cấp nước đầy đủ có sẵn trên công trường ; quét khô các khu vực rộng lớn là không được phép; che phủ tất cả các xe tải chở vật liệu rời hoặc vật liệu có thể gây bụi (đất, bùn, vv ) đến và đi từ công trường xây dựng; phun nước hoặc vẩy nước các khu vực xây dựng định kỳ, đặc biệt là tại vị trí nằm gần khu dân cư, tránh chất quá tải xe, thường xuyên làm sạch đường giao thông công cộng và các tuyến đường tiếp cận, phương tiện đảm bảo làm việc trên công trường xả khói theo vị trí mà nguy cơ làm tái lơ lửng bụi đất được giảm thiểu (khí thải xả theo hướng lên trên), chỗ nào hợp lý có thể; kiểm soát tốc độ lái xe trên các tuyến đường và các khu vực làm việc bề mặt rời ; Đảm bảo số lượng lớn xi măng và vật liệu bột mịn khác được vận chuyển trong các bể kín và được lưu trữ trong các si lô với hệ thống kiểm soát thải phù hợp để ngăn chặn sự thoát ra của vật liệu và tràn ra trong thời gian chuyển hàng; Trộn một lượng lớn xi măng, bentonit, vữa và vật liệu tương tự khác trong khu vực được chỉ định; trữ vật liệu với có khả năng gây bụi ngoài khỏi ranh giới công trường ở nơi nào càng phù hợp thực tế càng tốt; Giảm thiểu lượng vật liệu đào được giữ lại trên công trường; phủ kín, đóng kín hoặc làm ẩm các bãi vật liệu đào lên mà được giữ lại trên công trường, ở nơi nào yêu cầu; Phủ kín, trồng cây trên các công trình đất sớm nhất phù hợp với thức tế sau khi hoàn thành các công trình.

- Cần có những chú ý đặc biệt trong việc vận chuyển bùn nạo vét tại các công trường xây dựng. Bùn phải được che phủ mọi lúc, không cho phép ruồi bâu và chất thải chỉ được đổ tại các vị trí được chỉ định. Nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm cho tất cả các xe tải tới, hoặc rời nơi làm việc và sẽ sửa chữa tất cả các thiệt hại có thể xảy ra đến đường công và công trình công cộng khác. Khi bốc rỡ khỏi xe hoặc tháo rỡ giàn giáo di chuyển các vật liệu cần chú ý giảm tiếng ồn. Sàn bốc rỡ có thể phải được đặt trong nhà cách âm phù hợp.

- Việc đóng cừ với một động cơ diesel hoặc búa hay nén không khí có thể không được chấp thuận trên một số công trường. Sử dụng búa thuỷ lực hoạt động hoặc rung có thể cần thiết trong những trường hợp này để đẩy và kéo cừ, miễn là các tầng lớp đất phù hợp cho các thiết bị như vậy. Trường hợp thực tế, khoan xoay và “bursters” vận hành bằng năng lượng thủy lực hay điện được sử dụng cho đào vật liệu cứng. Máy, thiết bị ồn ào sẽ được đặt xa nhất có thể khỏi các toà nhà nhạy tiếng ồn. Việc sử dụng các rào cản, (ví dụ như gò đất), lều, trại, khiên và đệm âm để làm chệch hướng tiếng ồn khỏi các khu vực nhạy cảm tiếng ồn phải được sử dụng bất cứ nơi nào có thể.

- Nhà thầu sẽ buộc phải tuân theo theo các mức độ rung động xây dựng theo thỏa thuận với TGT trên cơ sở thay đổi theo từng công trường với chú ý để giảm thiểu tiếp xúc cho con người (1 Hz đến 80 Hz) và tránh thiệt hại cho các công trình gần đó.

Một phần của tài liệu Dự án quản lý thiên tai khung quản lý môi trường xã hội (Trang 63)