5. Đối với các TDA có liên quan đến hoạt động nạo vét, cần chuẩn bị một Kế hoạch xử lý bùn thải nạo vét trong quá trình lập KQM và/hoặc thiết kế chi tiết. Kế hoạch xử lý bùn thải nạo vét sẽ bao gồm:
Xác định các nhóm người sử dụng nước có thể bị ảnh hưởng bởi hoạt động nạo vét, bao gồm kế hoạch quan trắc chất lượng nước có thể được sử dụng để quan trắc các ảnh hưởng tiềm ẩn. Ưu tiên quan trắc các khu vực nhạy cảm với thay đổi chất lượng nước (hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS) cao, hàm lượng BOD hoặc COD cao, nồng độ nhiễm mặn cao, v.v) đặc biệt là nơi nước được sử dụng cho mục đích giải trí và/hoặc sản xuất nuôi trồng thủy sản. Xác định khu vực đất có sẵn phục vụ cho mục đích đổ thải bùn nạo vét. Kế hoạch này cũng cần xác định các khu vực đất đai có thể thu hồi nhằm mục đích đổ thải bùn đất nạo vét. Đất công, đất xây dựng đường nông thôn, các công trình công cộng, đất tư, v.v có thể được sử dụng, với sự đồng ý của các hộ bị ảnh hưởng bởi dự án. Kế hoạch này cũng phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương. Diện tích đất được xác định cần phải đủ lớn để có thể chứa đủ lượng bùn thải nạo vét ước tính chi tiết. Khu vực đổ thải được lựa
75 chọn nên có vị trí cách xa ít nhất 1km so với các khu bảo tồn chim hoặc các khu vực được bảo vệ, ít nhất 200m so với các công trình công cộng (trường học, cơ quan, và chợ), đền chùa và nhà thờ và ít nhất 200m so với các trại nuôi trồng thủy sản.
Chuẩn bị một kế hoạch vận chuyển. Trong trường hợp khu vực đổ thải cách xa địa điểm nạo vét, Kế hoạch xử lý bùn thải nạo vét sẽ lập một kế hoạch vận chuyển bao gồm: (a) phương thức vận chuyển (đường ống, sà lan chở bùn) và di dời bùn thải đến nơi đổ thải. Nếu sử dụng xe tải, cần nêu rõ tuyến đường vận chuyển đề xuất từ nơi nạo vét đến nơi đổ thải, (b) thời gian vận hành, (c) loại phương tiện/xe tải và các biện pháp nhằm giảm rò rỉ bùn thải từ phương tiện vận chuyển, (d) trách nhiệm của nhà thầu trong việc làm sạch tuyến đường vận tải và thực hiện các công việc sửa chữa nếu cần thiết, và (e) kế hoạch thông tin truyền thông đối với các cộng đồng lân cận, trong đó có số điện thoại dành cho các khiếu nại của người dân.
Kế hoạch quản lý khu đổ thải bao gồm: (a) kế hoạch hạn chế bùn chảy thoát ra các khu vực xung quanh (xem phần tiếp theo), (b) xây dựng đê bao, (c) xây dựng các bãichứa phụ trong điều kiện có thể, (d) xác định độ dày của chất thải nạo vét (thường nhỏ hơn 1.5m), (e) các biện pháp bảo vệ nguồn nước ngầm và tài nguyên đất (ví dụ như lắp đặt màng PVC).
Thiết kế hệ thống thoát nước thải cho khu vực đổ thải. Ban đầu, các chất thải nạo vét ở dạng bùn lỏng và các phần tử đất ở trạng thái lơ lửng trong vòng 24 đến 48h. Toàn bộ nước thải từ khu vực đổ thải phải được dẫn qua các ống thoát nước và thải trở lại kênh. Để hạn chế các tác động tiêu cực của bùn thải (do hoạt động nạo vét) đến môi trường cũng như chất lượng nước tại các kênh rạch, bùn thải nạo vét sẽ được vận chuyển đến nơi chứa – là một khu vực có vị trí hợp lý và được thiết kế phù hợp, có kích thước hợp lý. Bùn thải sẽ được bơm dẫn vào bãi đổ thải và sau đó chảy tràn qua một hồ lắng – nơi các chất gây đục và chất rắn lơ lửng được lắng đọng. Sau một thời gian lắng, nước sẽ được thải trở lại kênh rạch.
Một thiết kế thông thường của đê bao xung quanh mỗi bãi đổ thải có thể như sau: Chiều cao: 2m, bề rộng chân đê: 5m, bề rộng mặt đê: 1m. Kế hoạch này cần phải đưa ra sơ đồ bố trí cơ bản.
Xác định các tác động cản trở công việc kinh doanh và giao thông vận tải của địa phương. Kế hoạch xử lý bùn thải nạo vét sẽ thực hiện một phân tích liệt kê về các đơn vị kinh doanh địa phương, các khu vực có khả năng tiếp cận sử dụng nguồn nước và giao thông vận tải bị ảnh hưởng (chủ yếu do hoạt động nạo vét) và lập kế hoạch xây dựng các công trình cầu tạm. Nếu chất thải nạo vét làm ảnh hưởng đến việc sử dụng nước của một số hộ gia đình, cần bổ sung một kế hoạch cung cấp nguồn nước thay thế vào Kế hoạch xử lý bùn thải nạo vét.
Giám sát các chất thải nạo vét. Cần chuẩn bị một kế hoạch giám sát chất thải nạo vét cũng như chất lượng nước thải. Như đã đề cập ở trên, cần phải có một kế hoạch giám sát chặt chẽ nếu chất thải nạo vét có hàm lượng kim loại nặng và các vật chất có hại khác cao hơn giới hạn tiêu chuẩn quốc gia.
Nhằm giảm thiểu vấn đề làm đục nước trong quá trình nạo vét, Kế hoạch xử lý bùn thải nạo vét cần chỉ rõ các thiết bị và/hoặc kỹ thuật nạo vét thích hợp với từng khu vực nạo vét cụ thể. Trong trường hợp đặt thiết bị nạo vét trên sà lan, nhà thầu cần sử dụng lưới ngăn bùn thích hợp để rào xung quanh khu vực nạo vét và giữ bùn nằm lại trên mặt đất, không để bùn quay trở lại kênh rạch. Nếu khu vực đổ thải bùn nạo vét cách xa địa điểm máy nạo vét, tàu hút bùn sẽ được sử dụng để vận chuyển toàn bộ bùn và đất trong nước đến khu vực đổ thải. Độ dài mỗi phần nạo vét chỉ nên giới hạn trong vòng 1km và công tác nạo vét nên được tiến hành lần lượt từng phần.
76