ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH HIỆN TẠI CỦA KINH ĐÔ

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển kinh doanh công ty cổ phần kinh đô đến năm 2015 (Trang 25 - 29)

KẾT LUẬN CHƯƠNG

ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH HIỆN TẠI CỦA KINH ĐÔ

Cơ bản Kinh Đô đã gắn kết được giữa sứ mệnh và quá trình thực thi chiến lược, cụ thể:

- Sứ mệnh với người tiêu dùng: chiến lược định vị chiến lược khách hàng là trọng tâm, Kinh Đô đã nghiên cứu phát triển nhiều sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của khách hàng với chất lượng cao, giá hợp lý, mạng lưới cung cấp mạnh…

- Sứ mệnh với cổđông: Kim Đô định hướng chiến lược nâng cao mức độ tăng trưởng hàng năm từ 15% trở lên và khả năng sinh lời liên tục với mức ROE từ 25% trở lên.

- Sứ mệnh với đối tác: Kinh Đô đã có chiến lược liên kết với nhà cung ứng để

cung cấp nguyên liệu đầu vào, kết hợp với nhà phân phối nâng cao năng lực phục vụ

khách hàng tốt hơn…

- Sứ mệnh với nhân viên: Có chiến lược đào tạo đội ngũ quản lý, công nhân cơ

bản thỏa mãn nhu cầu công việc của nhân viên.

- Sứ mệnh với cộng đồng: Có các chương trình tài trợ giáo dục, đóng góp từ thiện hướng đến cộng đồng và xã hội.

Tuy nhiên, việc gắn kết sứ mệnh và quá trình thực thi chiến lược của Kinh Đô cũng còn nhiều bất cập như: qua matrận IFE: Kinh Đô chỉở mức khá về vị trí chiến lược nội bộ, chiến lược gói khách hàng mục tiêu rõ ràng, chính sách giá chưa thật phù hợp cho từng phân khúc thị trường, nhất là thị trường nông thôn…

Tính hiệu quả của chiến lược trong mối quan hệ với môi trường bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp:

Qua ma trận EFE: Kinh Đô đã phản ứng tốt với các cơ hội và mối đe dọa trong môi trường hoạt động, tận dụng các cơ hội và giảm thiểu các mối đe dọa bên ngoài phục vụ cho chiến lược phát triển hợp lý.

Do yêu cầu của đồ án, tôi tập trung đánh giá một số chiến lược cụ thể của Kinh Đô, để

thấy rõ hơn sự gắn kết giữa sứ mệnh và quá trình thực thi chiến lược, tính hiệu quả của chiến lược, khó khăn trong quá trình triển khai chiến lược của Kinh Đô, cụ thể:

- Liên tục nghiên cứu phát triển sản phẩm mới khác biệt trên cơ sở nghiên cứu xu thế thị

trường cho 3-5 năm tới, cơ cấu sản phẩm đa dạng với bốn dòng sản phẩm mang lại doanh thu chính là bánh quy, bánh bông lan, bánh cracker và bánh mì.

- Không ngừng cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có để khai thác thị

trường hiệu quả, khai thác các sản phẩm mùa vụ với các chiến lược Marketing khác biệt.

- Mở rộng nhãn hiệu không đi xa khỏi định vị của nhãn hiệu tập đoàn, các nhãn Scotti, Sachi, Kido, AFC và Marie đã được truyền thông hiệu quả, việc đặt tên cho các nhãn mang tính chiến lược với tính quốc tế: dễđọc, dễ nhận biết cho nhiều thị trường.

- Chú trọng nâng cao năng lực quản lý, nâng cao công tác dự báo thị trường, nghiên cứu thay thế một số nguyên liệu nhập khẩu bằng nguyên liệu nội địa để giảm giá thành.

5.2 Chiến lược khách hàng:

- Điều tra mức độ thỏa mãn của khách hàng để cải tiến sản phẩm, hệ thống phục vụ, mạng lưới bán hàng, phục vụ nhu cầu của khách hàng tốt hơn.

- Hợp tác với nhà phân phối chọn lọc để phát triển năng lực phân phối tại các địa phương. - Nỗ lực quảng cáo, tiếp thị và định giá các sản phẩm mới, tăng cường việc tìm kiếm thêm thị trường xuất khẩu để thu hút khách hàng mới.

- Mở rộng ngành bán lẻ thể hiện hướng phát triển mới của Kinh Đô, xây dựng chuỗi Kinh Đô Bakery và mô hình K-Do Bakery & Café mới, chuỗi cửa hàng tiện lợi...

5.3 Chiến lược thâm nhập và phát triển thị trường:

- Thị trường nội địa là thị trường chính của Công ty chiếm 90% doanh thu, thị trường xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 10% doanh thu.

- Kinh Đô cần nghiên cứu phát triển, đưa ra thị trường nhiều sản phẩm đa dạng, chất lượng, giá cả phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng từ cao đến thấp.

- Đẩy mạnh marketing hiệu quả, tăng thị phần của các sản phẩm thông qua các đợt triển lãm, hội chợ, tài trợ, quảng cáo trên báo, tivi, xe giao hàng lưu động nhà phân phối…

- Tăng cường chăm lo đại lý phân phối, mở rộng độ bao phủ sản phẩm trên cả nước, mở rộng các kênh phân phối.

5.4 Chiến lược tài chính:

- Giữ vững và nâng cao mức độ tăng trưởng hàng năm từ 15% trở lên và khả

trường (trong nước và xuất khẩu), tận dụng hết năng lực sản xuất, đầu tư vào nguồn nhân lực và hợp tác kinh doanh với đối tác nước ngoài.

- Lấy ngành thực phẩm làm nền tảng cho sự phát triển, liên tục đầu tư đổi mới công nghệ hiện đại, thực hiện các chiến lược sáp nhập, liên doanh liên kết và hợp tác để

gia tăng quy mô, lợi nhuận cho Kinh Đô. Việc sáp nhập NKD và KIDO vào KDC là một bước khẳng định cho việc hiện thực hóa chiến lược của Công ty.

- Trong tương lai, tài chính và đầu tư tài chính đóng vài trò quan trọng trong việc hỗ trợ các mảng kinh doanh chiến lược khác là thực phẩm, bán lẻ và địa ốc.

5.5 Chiến lược định vị hệ thống và chất lượng nguồn nhân lực:

- Kinh Đô đã khởi động giai đoạn 3 của phần mềm quản trị SAP để quản lý điều hành hệ

thống, hỗ trợđịnh vị giá trị khách hàng. Thành lập bộ phận Hoạch định nhu cầu đã thúc đẩy tốt hơn sự phối hợp giữa các phòng ban, dự báo thị trường chính xác hơn, để tận dụng cơ hội và điều tiết nguồn lực hiệu quả.

- Tích cực đầu tư vào việc đào tạo nâng cao kiến thức và khả năng quản trị hàng ngang cho nhân viên, huấn luyện kỹ năng chuyên môn, và thành lập Trung tâm đào tạo Kinh

Đô đểđào tạo thế hệ lãnh đạo trẻ trong tương lai.

- Triển khai việc tổ chức vận hành dựa trên mô hình SBU, trên cơ sở thiết kế hệ thống các quy trình phối hợp hàng ngang S&OP và quy trình tung ra thị trường cùng các quy trình hỗ trợ. Từđó, hệ thống quản trị kiểm soát và quản lý rủi ro ngày càng được vận hành tốt hơn.

- Xây dựng chế độ lương thưởng, thăng tiến hợp lý để khuyến khích tính năng

động, sáng tạo, ngăn ngừa chảy chất xám.

Ngoài ra, còn nhiều chiến lược như chiến lược kết hợp về phía trước, phía sau, theo chiều ngang… do giới hạn của đồ án nên chưa phân tích hết.

KẾT LUẬN CHƯƠNG5

Trên cơ sởđánh giá các chiến lược của Kinh Đô gắn với DPM và DM, đánh giá một số chiến lược, để thấy rõ sự gắn kết giữa sứ mệnh và quá trình thực thi chiến lược của Kinh Đô, cụ thể:

• Chiến lược phát triển sản phẩm: Nghiên cứu phát triển đa dạng sản phẩm mới khác biệt, cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm, mở rộng nhãn hiệu, thay thế nguyên liệu nhập khẩu giảm giá thành sản phẩm…

• Chiến lược khách hàng: Điều tra mức độ thỏa mãn của khách hàng để cải tiến sản phẩm, hợp tác với nhà phân phối để phục vụ khách hàng tốt hơn, tăng cường công tác quảng cáo tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng ngành bán lẻđể phục vụ khách hàng…

• Chiến lược thâm nhập và phát triển thị trường: Dựa vào các sản phẩm vượt trội khác biệt, giá phù hợp, mạng lưới mạnh, marketing tốt để thâm nhập và phát triển thị trường.

• Chiến lược tài chính: Nâng cao mức độ tăng trưởng hàng năm từ 15% trở lên, và khả

năng sinh lời ROE từ 25% trở lên, mở rộngthị trường trong và ngoài nước, tận dụng công suất máy móc, tiến hành sáp nhập, mua lại, liên doanh để gia tăng quy mô và lợi nhuận…

• Chiến lược định vị hệ thống và chất lượng nguồn nhân lực: Sử dụng các phầm mềm quản lý, đào tạo nâng cao năng lực quản lý, chuyên môn cho nguồn nhân lực...

Để tăng tính khả thi và gắn kết với nhau theo DPM và DM, các chiến lược này phải

được lựa và kết hợp thực hiện đồng bộđể phát huy hiệu quả cao nhất, thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của Kinh Đô.

CHƯƠNG6:

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển kinh doanh công ty cổ phần kinh đô đến năm 2015 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)