Một số kiến nghị:

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển kinh doanh công ty cổ phần kinh đô đến năm 2015 (Trang 31 - 34)

KẾT LUẬN CHƯƠNG

6.3 Một số kiến nghị:

- Tập trung nguồn lực hoạt động chính vào kinh doanh thực phẩm để hoàn thành mục tiêu trở thành Tập đoàn thực phẩm hàng đầu Việt Nam.

- Tăng cường năng lực tài chính; Liên kết bền vững với ngành nông nghiệp trong nước,

để chủđộng nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định, góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp nội địa phát triển; Đổi mới công nghệ sản xuất, công nghệ thông tin; Đào tào nguồn nhân lực để có đội ngũ

quản lý trình độ cao, đội ngũ công nhân lành nghềđáp ứng được định hướng trở thành tập đoàn trong tương lai.

- Tận dụng cơ hội hội nhập liên doanh với các hãng nước ngoài để có thể học hỏi kinh nghiệm kinh doanh, kỹ thuật tiên tiến của các Tập đoàn thực phẩm lớn trên thế giới.

- Liên kết hay đặt hàng các chuyên gia hàng đầu trong ngành để phối hợp nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới.

- Chủđộng tìm kiếm nguyên liệu đầu vào ổn định và mở rộng liên kết về phía sau bằng cách góp vốn đầu tư với các nhà cung cấp để chủđộng các nguyên vật liệu đầu vào.

Đối vi Nhà nước:

- Hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm tham dự các hội chợ, triển lãm ngành thực phẩm ở trong và ngoài nước để tiếp cận thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu dễ dàng hơn.

- Cần có các quy định, chế tài nghiêm khắc hơn trong xử lý hàng nhập lậu, hàng nhái, hàng giả các thương hiệu trong nước và các hình thức cạnh tranh không lành mạnh, trốn thuế.

- Có các giải pháp tích cực để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân, giảm dần sự chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa thành thị và nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế phát triển, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành thực phẩm

Đối vi ngành:

- Cần thành lập Hiệp hội các nhà sản xuất bánh kẹo để hỗ trợ nhau phát triển, cạnh tranh với các đối thủđến từ các nước trong khu vực và trên thế giới.

- Cần có các chính sách hỗ trợ các thành viên cùng phát triển, tham mưu giúp Nhà nước ban hành các quy định chống hàng lậu, hàng nhái, tổ chức hội thảo, hội chợ chuyên ngành để

các doanh nghiệp có điều kiện quảng bá thương hiệu, học hỏi nâng cao năng lực sản xuất, thực hiện chiến lược phát triển chung của ngành.

KẾT LUẬN CHƯƠNG6

Một sốđề xuất chính trong chiến lược phát triển của Kinh Đô giai đoạn 2011-2015:

Về bổ sung chiến lược: Tiếp tục xây dựng, phát triển Kinh Đô thành: Tập đoàn thực phẩm hàng đầu Việt Nam, tầm trung của khu vực và hướng tới một Tập đoàn đa ngành: thực phẩm, bán lẻ, địa ốc, tài chính nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững đến 2015 và tương lai. Do đó, tập trung phát triển ngành thực phẩm làm trọng tâm, bổ sung bốn nội dung: Tăng cường năng lực tài chính; Liên kết bền vững với ngành nông nghiệp trong nước; Đổi mới công nghệ sản xuất, công nghệ thông tin; Đào tào nguồn nhân lực.

Về giải pháp thực hiện chính:Để thực hiện được mục tiêu chiến lược trên, Kinh Đô cần thực hiện các giải pháp chính gồm: Giải pháp khách hàng tối ưu; Giải pháp sản xuất sản phẩm tối ưu; Giải pháp hoàn thiện hệ thống cấu trúc, nâng cao quản trị hệ thống; Giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính.

Đưa ra một số kiến nghịđối với Kinh Đô để thực hiện thành công chiến lược trở thành Tập đoàn thực phẩm hàng đầu Việt Nam, tầm trung của khu vực và hướng tới một Tập

đoàn đa ngành phát triển bền vững đến 2015 và tương lai; Một số kiến nghịđối với Nhà nước và Ngành thực phẩm để hỗ trợ ngành thực phẩm bánh kẹo phát triển.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển kinh doanh công ty cổ phần kinh đô đến năm 2015 (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)