Khái quát về các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Tiền Giang:

Một phần của tài liệu phat_trien_cho_vay_tieu_dung_tai_cac_ngan_hang_thuong_mai_tren_dia_ban_tinh_tien_giang_7602 (Trang 25 - 27)

∗ Mạng lưới các ngân hàng thương mại cho vay tiêu dùng:

Đến thời điểm 30/06/2008 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có 12 chi nhánh ngân hàng đang hoạt động. Hiện có 4 ngân hàng thương mại nhà nước bao gồm: Ngân hàng Công thương; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ngân hàng Đầu tư và phát triển; Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL. Và 8 ngân hàng thương mại cổ phần bao gồm: Ngoại thương, Sài Gòn Thương Tín, Sài Gòn Công thương, Nam Việt, Đông Á, Miền Tây, An Bình, TMCP Sài Gòn.

♦ Mạng lưới các ngân hàng thương mại quốc doanh:

STT NGÂN HÀNG CHI NHÁNH

PHÒNG, ĐIỂM

GD 1 Ngân hàng Công Thương 2 7 2 Ngân hàng NN&PTNT 7 19 3 Ngân hàng Đầu tư và phát triển 1 2 4 Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL 1 3 + Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: với mạng lưới rộng khắp các huyện và các khu vực trung tâm. Nếu như trước đây chỉ đầu tư cho khu vực có tính nông nghiệp là chủ yếu, thì trong các năm gần đây đã mở rộng mạng lưới đến các vùng, triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại, cạnh tranh với các ngân hàng khác. Ngân hàng nông nghiệp có mạng lưới rộng nhất và số lượng đầu tư tín dụng nhiều nhất trên địa bàn là: 2.940 tỷ đồng.

+ Ngân hàng Công thương Tiền Giang: với thế mạnh về ngọai hối và thanh toán quốc tế, đầu tư tín dụng cho các doanh nghiệp lớn. Mạng lưới ngân hàng công thương gồm 01 Chi nhánh cấp 1 tại trung tâm thành phố Mỹ Tho và 01 Chi nhánh

cấp 1 đóng tại huyện Cai Lậy, 4 Phòng Giao dịch và 7 điểm giao dịch trên tòan tỉnh. Ngân hàng Công thương trong những năm gần đây không chỉ chú ý đến việc tài trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà còn xâm nhập mạnh vào lĩnh vực tiêu dùng như: liên kết với doanh nghiệp mua bán xe ôtô; cho vay mua, sửa chữa nhà ở; cho vay cán bộ công nhân viên, liên kết với Siêu thị Điện máy Chợ Lớn cho vay mua sắm hàng tiêu dùng.

+ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển gồm: 1 chi nhánh cấp 1 và 2 phòng giao dịch. Thế mạnh là đầu tư cho các doanh nghiệp trong tỉnh nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

+ Ngân hàng Phát triển Nhà ĐBSCL với 1 Chi nhánh cấp 1 và 3 Phòng Giao dịch. Khách hàng chủ yếu là các hộ kinh doanh cá thể, các cá nhân có nhu cầu vay vốn sửa chữa nhà và đầu tư vốn trung dài hạn.

♦ Mạng lưới các ngân hàng ngoài quốc doanh:

STT NGÂN HÀNG CHI NHÁNH

PHÒNG, ĐIỂM

GD 1 Ngân hàng TMCP Phương Nam 1 0 2 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 1 3

3 Ngân hàng TMCP Sài Gòn 1 1

4 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương 1 0 5 Ngân hàng TMCP Nam Việt 1 0

6 Ngân hàng TMCP An Bình 1 0

7 Ngân hàng TMCP Đông Á 1 2

8 PGD NHTMCP Ngoại thương 0 1 + Đến cuối năm 2005, Tiền Giang chỉ có 01 ngân hàng cổ phần là ngân hàng Phương Nam, đến cuối 2006 thêm Ngân hàng cổ phần Sài Gòn Thương Tín, nhưng đến 30/06/2008 đã có 08 ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Khách hàng chủ yếu của hệ thống ngân hàng ngoài quốc doanh là cá nhân; doanh nghiệp vừa và nhỏ. Xét về mặt quy mô các ngân hàng ngoài quốc doanh tuy còn nhỏ nhưng họ đã đưa ra các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại một cách nhạy bén và linh họat.

Nhìn chung trong những năm gần đây các ngân hàng đã đua nhau mở rộng mạng lưới, chủ yếu tập trung tại các khu vực đông dân cư tại các vùng đô thị. Tuy vậy các ngân hàng cần tính toán đến tính hiệu quả của hệ thống mạng lưới:

+ Tập trung quá nhiều loại hình giao dịch tại các phòng giao dịch, các chi nhánh nhỏ dẫn đến số lượng nhân viên đông nhưng chất lượng và số lượng khách hàng thấp. Tập trung quá nhiều vào khu vực thành thị, thiếu sự quan tâm và cung cấp các lọai hình dịch vụ ngân hàng đến khu vực ít dân cư.

Một phần của tài liệu phat_trien_cho_vay_tieu_dung_tai_cac_ngan_hang_thuong_mai_tren_dia_ban_tinh_tien_giang_7602 (Trang 25 - 27)