Các giải pháp hỗ trợ từ chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu phat_trien_cho_vay_tieu_dung_tai_cac_ngan_hang_thuong_mai_tren_dia_ban_tinh_tien_giang_7602 (Trang 74 - 78)

ª Ổn tình hình kinh tế, an ninh, chính trị, xã hội địa phương:

UBND tỉnh Tiền Giang và các cơ quan ban ngành có liên quan phải kiểm soát được tình hình kinh tế, an ninh, chính trị, xã hội địa phương thì các nguồn lực khác mới có điều kiện thể hiện mức độ tối đa để cùng phát triển kinh tế.

Các biến động tác động lớn đến tâm lý người dân, đến doanh nghiệp; tác động xấu đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày phải được đặt trong tình trạng kiểm soát được trong thời gian ngắn dù có biến động lớn tức thời mang tính đầu cơ.

Đó chính là tiền đề quan trọng để kinh tế địa phương có thể phát triển và họat động tín dụng tiêu dùng ngân hàng cũng phần nào hạn chế được những rủi ro không thể kiểm soát.

Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng dụng đất ở và quyền sở hữu tài sản trên đất để tạo điều kiện pháp lý cho các giao dịch bảo đảm tiền vay. Đến nay vẫn còn một số không nhỏ các cá nhân và hộ gia đình chưa có các chứng thư sở hữu về nhà ở, quyền sử dụng đất theo đúng hình thức huy động của pháp luật.

Mặt khác một số không nhỏ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp nhưng lại nằm trong két sắt của các cơ quan quản lý nhà nước.

Thông tin chi tiết về các khu quy hoạch, kế hoạch thực hiện quy hoạch cũng như bãi bỏ các khu quy hoạch treo tạo điều kiện cho các ngân hàng đầu tư hoặc nhận làm tài sản bảo đảm.

Cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa ngân hàng và các cơ quan quản lý nhà nước, cụ thể: cơ quan công an, Sở lao động thương binh xã hội cung cấp cho ngân hàng thông tin về tình trạng cư trú, tình trạng lao động của các khách hàng vay vốn. Cơ quan công chứng, UBND phường xã, công an hỗ trợ ngân hàng trong việc xử lý tài sản đảm bảo theo đúng quy định pháp luật.

ª Phối hợp - kết hợp, hỗ trợ ngân hàng và các cơ quan ban ngành trong công tác thu hồi nợ:

Trong hoạt động xử lý nợ xấu, nợ tồn động của các ngân hàng cần đánh giá và nhận thức đúng vai trò của chính quyền địa phương trong việc xử lý nợ. Hoạt động tín dụng của các ngân hàng không những vì mục tiêu lợi nhuận trước mắt mà thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, phát triển dân sinh trên địa bàn. Từ đó, cùng với chính quyền địa phương thông qua họat động tín dụng các ngân hàng đã góp phần lớn vào việc đưa kinh tế tỉnh nhà đi lên.

Lãnh đạo địa phương cần phải nâng cao nhận thức hơn nữa về hoạt động xử lý nợ xấu của ngân hàng, tạo nhiều điều kiện thuận lợi để đồng vốn ngân hàng có thể đến được với người dân trên địa bàn mình quản lý. Nếu làm tốt thì các doanh nghiệp trong đó có ngân hàng mới có thể yên tâm đầu tư và mở rộng tín dụng tiêu dùng. Thực tế thì hoạt động xử lý nợ dù ít hay nhiều thì cũng phải thông qua chính quyền địa phương, do đó, chính quyền địa phương nơi khách hàng vay cư trú hoặc có tài sản bảo đảm cần phải hết sức quan tâm, chú trọng vấn đề này.

Đây là trách nhiệm để đồng vốn nhà nước có thể thâu hồi và tiếp tục dược tái đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế. Chính quyền địa phương mạnh, làm tốt công tác phối hợp xử lý nợ nhà nước phần nào thể hiện tính nghiêm minh tạo tâm lý chấp hành luật pháp đối với khách hàng vay vốn.

Sự hợp tác và phối hợp cao hay thấp giữa ngân hàng và chính quyền địa phương từ khi thẩm định cho vay đến xử lý nợ cũng đóng góp rất nhiều cho kết quả họat động của ngân hàng. Vừa là kênh thông tin phản ánh chính xác tình hình khách

hàng về năng lực tài chánh, uy tín, đạo đức …vừa tránh tạo tâm lý chây ỳ đối với các món vay nợ cần phải xử lý. Nhiều trường hợp người dân còn có tư tưởng đùn đẩy, so kè, thiếu thiện chí thanh tóan nợ ngân hàng đã được chính quyền giải quyết dứt điểm thông qua công tác vận động, đôn đốc, nhắc nhở.

ª Hoàn chỉnh và chú trọng công tác quản lý địa bàn:

Để công tác phối hợp giữa ngân hàng và chính quyền địa phương đạt kết quả tốt thì công tác quản lý địa bàn phải được hoàn chỉnh và chú trọng. Một khi đã phát sinh nợ xấu thì việc xác định các thông tin về khách hàng vay vốn, tài sản đảm bảo là rất cần thiết và quan trọng để công tác xử lý nợ có kết quả. Công tác quản lý địa bàn không những về mặt nhân khẩu mà còn phải được hiểu hơn nữa về mặt tài sản, xác định hoàn cảnh kinh tế, tình hình tài chính đối tượng vay vốn. Làm được như vậy thì chính quyền địa phương mới có ý kiến xác đáng giúp ngân hàng có biện pháp xử lý nợ thích hợp. Đây là mấu chốt của công tác quản lý địa bàn của chính quyền địa phương.

Kết luận chương 3

Trong Chương 3 xuất phát từ thực tiễn hoạt động cho vay tiêu dùng đã đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy và phát triển cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Trong chương này, luận văn cũng đã có các đề xuất giải pháp hỗ trợ và các kiến nghị đối với cơ quan quản lý như: cơ quan ban ngành trung ương, Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, UBND tỉnh Tiền Giang và CQĐP các cấp. Tuy vậy, điểm cốt yếu vẫn xuất phát từ chính nỗ lực của hệ thống các ngân hàng thương mại trên địa bàn với những giải pháp về nguồn vốn, chính sách khách hàng, hình thức cho vay, phương thức quản lý nợ vay, quy trình cho vay và nguồn nhân lực đáp ứng các yêu cầu trên.

KẾT LUẬN

Tại các nước phát triển, cho vay tiêu dùng là một chiến lược có tầm quan trọng, chiếm tỷ trọng từ 30 đến 40% trên tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng

thương mại. Mở rộng cho vay tiêu dùng tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng. Mặt khác mở rộng cho vay tiêu dùng giúp các nhà sản xuất – kinh doanh mở rộng quy mô hoạt động, nền kinh tế có điều kiện phát triển.

Nghiên cứu ”Phát triển cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Tiền Giang” với mục tiêu dùng cơ sở lý luận khẳng định tính tất yếu của việc mở rộng cho vay tiêu dùng. Đồng thời so sánh, phân tích số liệu, hình thức cho vay tiêu dùng của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang để nhận ra các mặt mạnh và hạn chế, nguyên nhân tồn tại làm cho mức độ cho vay tiêu dùng chưa tương xứng với tiềm năng của nó. Từ đó làm cơ sở lý luận cho việc tìm kiếm các giải pháp, kiến nghị góp phần mở rộng cho vay tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang một cách có hiệu quả. Các nguyên nhân, giải pháp, kiến nghị để mở rộng cho vay tiêu dùng mang tính trực tiếp, cụ thể có thể áp dụng vào thực tiễn tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn Tỉnh Tiền Giang.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. TS Hồ Diệu (2002) - Quản trị ngân hàng - NXB Thống kê.

3. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn, TS Hoàng Đức, TP Trần Huy Hoàng, Th.s Trầm Xuân Hương (2004), Tiền tệ – Ngân hàng, NXB Thống kê, TPHCM.

4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng giai đoạn 2006 – 2010, Hà Nội.

5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Tiền Giang, Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động và phương hướng hoạt động ngân hàng tỉnh Tiền Giang năm 2006, 2007, 2008.

6. Tạp chí ngân hàng số 3/2005, 24/2005, 5/2006, 10/2006, 8/2007. 7. Tạp chí công nghệ ngân hàng số 10/2006.

8. Báo cáo thường niên năm 2006, 2007, 2008 của Ngân hàng Công thương, Nông nghiệp, Đầu tư và phát triển.

9. Trang Web: www.vietinbank.com.vn www.vietcombank.com.vn www.bidv.com.vn www.agribank.com.vn www.dongabank.com.vn www.sacombank.com.vn www.tiengiang.gov.vn

Một phần của tài liệu phat_trien_cho_vay_tieu_dung_tai_cac_ngan_hang_thuong_mai_tren_dia_ban_tinh_tien_giang_7602 (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)