VII. Đánh giá mô hình thực tiễn tốt
7.1. Tính bền vững.
• Danh tiếng của thành phố trong việc thực hiện nghiêm túc vấn đề quản lý chất thải rắn có hiệu quả có sự đóng một phần quan trọng của Dự án.
• Chính quyền thành phố khởi xướng, quyết định các bên liên quan, gặp gỡ, xây dựng hướng dẫn, cơ chế, in sổ ghi chép theo dõi cần thiết, quyết định việc mua bán trao đổi và cuối cùng là thực hiện Dự án.
• Dự án thể hiện việc quản lý chất thải rắn thành công của thành phố Marikina.
• Dự án bao gồm cả tiến trình, được chuẩn bị tài liệu đầy đủ. Số liệu thu thập từ các hoạt động được ghi chép để làm cơ sở theo dõi những tác động trong mối quan hệ với toàn bộ chương trình quản lý chất thải rắn. Các báo cáo tài chính và báo cáo tiến độ cũng được gửi cho tổ chức UNDP.
• Việc thực hiện chương trình cũng đã giúp thành phố hoàn chỉnh mục tiêu về một cộng đồng lành mạnh, sống tốt và không tốn kém. Dự án cũng đóng góp mục tiêu giảm chất thải cho chính quyền
• Cần có sự tham gia tích cực và hỗ trợ của các học giả - giáo viện và cán bộ của Sở giáo dục. Mối quan hệ được củng cố đã thúc đẩy chức năng “giáo dục” của các giáo viên trong khía cạnh quản lý chất thải rắn khi họ trình bày trước các học sinh làm thể nào việc tái chế được thực hiện tốt.
• Tài chính được hỗ trợ chủ yếu bởi chính quyền thành phố cung cấp dưới dạng tái xuất bản sổ ghi chép hàng năm. Chi phí cho việc này thấp hơn nhiều so với việc chuyên chở rác thải bằng cách giảm từ 50 chuyến xe chở một ngày xuống còn 30 chuyến.
• Do những đặc tính kể trên, sự hỗ trợ cho chương trình từ phía công dân, ngành giáo dục, khu vực kinh doanh và chính quyền địa phương được đảm bảo.
• Các cơ chế này đơn giản do vậy việc tham gia của các bên trong Dự án đã làm cho Dự án có thể tồn tại và bền vững là điều không còn nghi ngờ.