NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Môi trường luôn biến đổi bởi sự tác động của chính các nhân tố trong hệ thống. Đồng thời, các yếu tố bên ngoài cũng tác động mạnh mẽđến toàn bộ hệ thống, thậm chí đến từng yếu tố của các nhân tố trong hệ thống. Hiện nay, phạm vi không gian trường học được mở ra bởi “ trường học không tường”, phạm vi không gian lớp học xuyên lục địa và không đóng khung trong các bức tường như trước. Thậm chí đã xuất hiện tình hình là hoạt động trong lớp học chịu sự chi phối trực tiếp của thị trường nhân lực cả về mục tiêu, nội dung và phương pháp. Ví dụ như đối với các lớp học ngoại ngữ, huấn luyện kĩ năng cho các đối tượng đi lao động ở nước ngoài. Như vậy, chúng ta không nên có suy nghĩ sai lầm là phát triển môi trường giáo dục tách ra khỏi sự sôi động của kinh tế thị trường. Sựảnh hưởng mạnh của kinh tế thị trường đến môi trường giáo dục có tác dụng là làm cho con người năng động hơn, do đó cũng đòi hỏi nội dung và phương pháp giáo dục buộc phải đổi mới nếu mô hình giáo dục đào tạo nào đó muốn tồn tại và phát triển. Trong các hệ thống môi trường giáo dục hiện nay, dù muốn hay không ít nhiều phải chấp nhận các tác động của kinh tế thị. trường kể cả tích cực và hạn chế của nó.
đã làm rung chuyển căn nhà giáo dục vốn từ lâu đóng cửa kín. Lần đầu tiên, người ta đã biết bỏ tiền ra để được học người thầy giỏi hơn. Những cách tiếp thị của thị trường đã đến với giáo dục từ phương thức du học đến các phương thức quảng cáo luyện thi... đã phản ánh một thực tế là môi trường sư phạm đã nhuốm màu của thị trường. Nhưng vấn đề này cần nhìn rộng hơn ở chỗ: Thị trường nhân lực, thị
trường lao động là những khái niệm đáng để các trường đại học quan tâm bởi nếu không quan tâm đến vấn đề này thì các trường sẽ tự đánh mất mình. Hoặc, việc tuân theo quy luật cung - cầu như thế nào cũng là một tiêu chí để xác định vị trí, sứ mạng của các trường trong bối cảnh toàn cầu hoá. Việc giải quyết mâu thuẫn giữa định hướng mang tính nguyên tắc của hệ thống giáo dục và dạy học với các yêu cầu có tính tự do (ít nhiều có tính vô nguyên tắc ở giai đoạn đầu của thị trường) sẽ tác động mạnh đến việc viết tài liệu giáo trình, cách giảng dạy và cách đánh giá trong các trường đại học hiện nay.
Những tác động tích cực của thị trường đối với giáo dục (đặc biệt là những đòi hỏi về chất lượng đào tạo) cũng góp phần làm lung lay những bộ phận lạc hậu của giáo dục hiện tại. Chẳng hạn, với sự ra đời của hệ thống giáo dục ngoài công lập, nhu cầu được đóng góp cho giáo dục (theo tinh thần xã hội hoá giáo dục) đã thể hiện rõ quy luật cung - cầu, giá thành - lợi ích trong giáo dục. Trong những tranh luận gần đây, các nhà chiến lược giáo dục đang còn bàn cãi về việc có thị trường giáo dục hay không (hiểu trong phạm vi kinh tế học giáo dục), hay thị trường hoá giáo dục theo kiểu kinh doanh giáo dục như một số nước âu - Mỹ. Chương trình giáo dục phải được thay đổi căn bản từ triết lí vì cuộc sống nhiều hơn, giá trị thực tiễn cần được coi trọng để những nội dung giáo dục của nhà trường đáp ứng được
những đòi hỏi của xã hội. Dù sao thì tác động tích cực của kinh tế thị trường đến hệ thống giáo dục, kể cả yếu tố bên trong và bên ngoài là nổi trội, là tất yếu theo quy luật khách quan, còn những tác động xấu đến môi trường giáo dục cũng là điều khó tránh khỏi, vấn đề ở chỗ là “ màng lọc” của giáo dục có bị biến dạng theo hay không.
Sự tác động của kinh tế thị trường đến môi trường văn hoá giáo dục và tác động mạnh đến cả hệ thống quan hệ của môi trường văn hoá giáo dục. Sự tác động ấy thể hiện ở hai mặt: ảnh hưởng xung quanh môi trường hoạt động của nhà trường với sự tác động về bề nổi dễ nhận ra. Đồng thời là sựảnh hưởng tác động vào các mối quan hệ vốn xưa nay rất bền chắc, đó là quan hệ thầy trò, quan hệ đồng nghiệp, quan hệ tình bạn, tình yêu... trong nhà trường sư phạm, đã có nơi xuất hiện xu hướng “ thương mại hoá” các quan hệ đó Có ý kiến cho rằng, hệ thống giáo dục quốc dân cần phải được bao cấp toàn bộ bởi tầm quan trọng của nhiệm vụ giáo dục con người. Ý kiến này cũng gợi ra cho các nhà hoạch định chính sách vĩ mô quan tâm đến các quyết định giáo dục trước hiện trạng có sự suy thoái nhân cách con người. Điều này càng thúc bách quá trình nghiên cứu các vấn đề của khoa học giáo dục cần phải có các kết luận mới, sắc bén, kế thừa và hiện đại.
Ở phương diện chất lượng dạy học, điều gì thúc đẩy các giảng viên tự mình nâng cao chất lượng dạy học? Giả thiết có sự cạnh tranh chất lượng trong dạy học giữa các giảng viên dạy ở các trường quốc lập với giảng viên trường tư thục, dân lập hoặc trường có vốn 100% của nước ngoài diễn ra lành mạnh thì sẽ tạo động lực cho phát triển. Theo đó, thúc đẩy vấn đề chất lượng dạy của các giảng viên sẽ phụ thuộc vào cơ chế hoạt động của từng loại trường. Trong hàng loạt các yếu tố, nổi lên vấn đề là ai dạy tết, có
chất lượng thì có thu nhập cao. Điều đó không có nghĩa là chất lượng dạy học chỉ bao gồm tiêu chí kiến thức khoa học - nó không thể thay thếđược mọi nhiệm vụ trong giáo dục nhân cách sinh viên. Thực tế đã có nhiều giáo viên dạy ở các trường chất lượng cao, trường liên kết với nước ngoài chỉ quan tâm đến nhiệm vụ trang bị kiến thức, rất thờơ với nhiệm vụ giáo dục toàn diện nhân cách sinh viên. Trong môi trường giáo dục - sư phạm, không chỉ dựa trên quan hệ hành chính công (có thể có sự sòng phẳng về kinh tê) nhưng điều đáng nói là sự lạnh lùng vô cảm với công tác giáo dục con người. Hoặc, môi trường học tập của sinh viên vẫn có thể được tạo lập với các biểu hiện tích cực và say mê của người học, người dạy nhưng nếu còn phiến diện, chưa thể coi là môi trường giáo dục có chất lượng hoàn hảo. Hơn nữa, trong quan hệ thầy - trò truyền thống của người Việt Nam thì đạo lí “ tôn sư trọng đạo” là tư tưởng bao trùm lên các quan hệ giáo dục. Cũng có thể từ sự thấm nhuần quan điểm này mà môi trường giáo dục tích cực vẫn được phát triển mặc dầu trong bối cảnh điều kiện không thuận lợi.
Một vấn đề lớn hơn cần quan tâm như đã đặt vấn đề ở phần Mở đầu đó là sự không phù hợp giữa giáo dục với môi trường kinh tế - xã hội. Do vậy, cần thiết phải nghiên cứu toàn diện để thiết lập quan hệ trên khăng khít hơn. Đây là giải pháp chiến lược để giải quyết vấn đề phát triển môi trường giáo dục theo hướng tích cực, để phát triển giáo dục nói chung trong điều kiện hiện nay.
Như vậy, sự ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường đến môi trường văn hoá giáo dục là một quy luật khách quan. Điều đáng quan tâm hiện nay là cần phải hình thành cho được ở thế hệ trẻ năng lực thích ứng với yếu tố tích cực của môi trường. Đồng thời là tạo ra khả năng kháng thể tốt để
phòng vệ trước tác động tiêu cực của yếu tố bên ngoài. Cũng trong nền kinh tế thị trường đã dần hình thành quy luật: Những gì có lợi, có hiệu quả, có giá trị, có tác dụng tích cực đối với con người, thì sẽ tồn tại và phát triển, còn các yếu tố lạc hậu trì trệ, cản trở cái mới sẽ dần dần bị loại bỏ.