2. Các quy định về tập trung kinh tế trong hệ thống pháp luật Việt Nam
2.4. Luật Đầu tư
Luật Đầu tư năm 2005 gồm các quy định về hoạt động đầu tư nhằm mục đích kinh doanh;
quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; khuyến khích và ưu đãi đầu tư; quản lý nhà nước vềđầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra
nước ngoài. Trong đó, có một số nội dung liên quan đến tập trung kinh tế, cụ thể là:
- Các quy định về hình thức đầu tư, trong đó ghi nhận một số hình thức là các hoạt động tập
trung kinh tế như: Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và
nhà đầu tư nước ngoài; Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư;
Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp11. Đối với nhà đầu tư nước ngoài
khi góp vốn, mua cổ phần phải thực hiện đúng các quy định của các điều ước quốc tế mà
Việt Nam là thành viên về tỷ lệ góp vốn, hình thức đầu tư và lộ trình mở cửa thị trường; - Các quy định về thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thủ tục thẩm tra đầu tưđược thiết kếđể thực
hiện vai trò quản lý nhà nước vềđầu tư. Tuy nhiên, nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư
vào Việt Nam phải có dự án đầu tư và thực hiện thủ tục đầu tưđể được cấp Giấy chứng
nhận đầu tư; Giấy chứng nhận đầu tưđồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
cho tổ chức kinh tếđược thành lập để thực hiện dự án đầu tư.
Trong pháp luật đầu tư chỉ có một quy định đề cập đến vấn đề kiểm soát tập trung kinh tế
dưới góc độ của Luật Cạnh tranh: khi sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh tại Việt Nam
phải tuân thủ các quy định của Luật Doanh nghiệp về điều kiện tập trung kinh tế và pháp luật về cạnh tranh12.
11 Điều 21 Luật Đầu tư năm 2005.
12 Khoản 2 điều 10 Nghịđịnh Số 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 09 năm 2006 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều của Luật Đầu tư. Ngoài ra, điều 56 của cùng Nghịđịnh 108 nêu trên có quy định về thủ tục đầu tư trực tiếp theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp.