Theo pháp luật cạnh tranh và pháp luật doanh nghiệp, việc kiểm soát các hành vinhập, hợp
nhất, mua lại và liên doanh giữa các doanh nghiệp có sự tham gia của các cơ quan là:
(i) Cơ quan quản lý cạnh tranh13 có chức năng: Kiểm soát quá trình tập trung kinh tế; Thẩm định hồ sơ thông báo, hồ sơđề nghị hưởng miễn trừ tập trung kinh tế; Thụ lý, tổ chức điều tra vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh (gồm cả tập trung kinh tế) ;
(ii) Hội đồng cạnh tranh14 xử lý các hành vi vi phạm pháp luật như thực hiện tập trung
kinh tế trong trường hợp bị cấm, tập trung kinh tế mà không thực hiện việc thông báo;
13 Cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh là Cục Quản lý Cạnh tranh được thành lập theo Nghị định 06/2006/NĐ-CP ngày 9/1/2006.
14 Hội đồng Cạnh tranh được thành lập theo Nghịđịnh 05/2006/NĐ-CP ngày 9/1/2006. Ngày 12/06/2006, theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại, Thủ tướng Chính phủđã ký Quyết định số 843/2006/QĐ-TTg bổ nhiệm các thành viên của Hội đồng Cạnh tranh. Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh là Ông Phan Thế Ruệ, nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại; 2 Phó Chủ tịch là các ông Đinh Trung Tụng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp và Trương Chí Trung, Thứ trưởng Bộ Tài chính cùng 8 vịỦy viên Hội đồng. Ngày 8/8/2008, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1076/QĐ-TTg cử ông Lê Danh Vĩnh, Thứ trưởng Bộ Công thương kiêm nhiệm chức Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh, thay cho ông Phan Thế Ruệ.
(iii)Cơ quan đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch Đầu tư và các Sở Kế hoạch – Đầu tư) thực
hiện các thủ tục liên quan đến đăng ký kinh doanh trong các trường hợp sáp nhập, hợp nhất,
mua lại, liên doanh.
(iv)Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành (Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước,…) thực hiện chức năng thẩm định, cấp phép đối với các trường
hợp tập trung kinh tế trong lĩnh vực chuyên ngành theo pháp luật.