RỦI RO VỀ KINH TẾ

Một phần của tài liệu Báo cáo thường niên 2011 Công ty cổ phần phát triển bất động sản phát đạt (Trang 35)

Năm 2011, tăng trưởng kinh tế thấp do xu hướng giảm tốc độ tăng trưởng trong dài hạn và chính sách kinh tế vĩ mô chặt chẽ nhằm kiềm chế lạm phát. Mặc dù tăng trưởng giảm nhưng lạm phát vẫn ở mức cao do chính sách tiền tệ thắt chặt chưa phát huy hết tác dụng và tâm lý kì vọng lạm phát chưa được ổn định. Tăng trưởng GDP của năm 2011 là 5,89%, thấp hơn mức 6,78% của năm 2010.

Trong năm 2011, lạm phát đã liên tục gia tăng trong nửa đầu năm, gây nguy cơ mất ổn định kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Tháng 8/2011, tỷ lệ lạm phát so cùng kì năm trước đã lên tới 23%, cao hơn hẳn mức lạm phát 19,9% của năm 2008. Trước tình hình trên, Chính phủ đã có Nghị quyết số 11/NQ- CP (ngày 24/02/2011), đề ra 6 nhóm giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó tập trung vào kiềm chế lạm phát. Nhờ thực hiện quyết liệt những giải pháp trên, tình hình lạm phát đã được cải thiện trong cuối quý 3/2011 khi tốc độ tăng CPI hàng tháng bắt đầu giảm từ tháng 8/2011 và duy trì ở mức dưới 1% cho đến cuối năm. Bên cạnh đó, tính thiếu nhất quán của chính sách tiền tệ đã phần nào tác động tiêu cực đến tâm lý của người dân về lạm phát. Ngoài ra, việc thực hiện điều chỉnh tăng lương, giá điện, xăng dầu theo định kỳ hàng năm cũng khiến gia tăng mức lạm phát kì vọng, góp phần làm tăng lạm phát thực tế. Đồng thời, giá của những loại hàng hóa quan trọng như xăng dầu, điện, than… bị kìm giữ quá lâu, làm thu hẹp không gian chính sách, đến khi buộc phải thực hiện xóa bỏ bao cấp thì lại thực hiện dồn dập vào một thời điểm gây hiệu ứng tâm lý, làm giảm hiệu quả của các giải pháp kiềm chế lạm phát.

Năm 2011 cũng là năm thị trường vàng có những cơn sốt kinh ngạc, được ghi nhận là năm đầy kịch tính của thị trường vàng trong nước. Đầu năm, giá chỉ xoay quanh mốc 36 triệu đồng/lượng nhưng đến ngày cuối cùng của năm, giá đã là 42,5 triệu đồng/lượng, tăng 20%. Từ tháng 8, giá liên tục leo thang, vượt mốc

40 triệu đồng/lượng, sau đó liên tiếp đổ xô các kỷ lục để thiết lập kỷ lục mới và “vinh quang” nhất là 49,20 triệu đồng/lượng vào ngày 23/8. Mức giá này tăng tới 40% so với thời điểm đầu năm. Tuy nhiên, điều này về tổng thể không có lợi cho nền kinh tế, bởi nó không những không tạo ra việc làm, không tăng thu nhập cho người lao động, nó còn góp phần ảnh hưởng sang các thị trường khác như nhà đất và chứng khoán.

Một phần của tài liệu Báo cáo thường niên 2011 Công ty cổ phần phát triển bất động sản phát đạt (Trang 35)