Xử lý, khắc phục phát sinh khi các khoản nợ có vấn đề

Một phần của tài liệu tieu luan quan tri rui ro (Trang 25 - 27)

Mặc dù hầu hết các ngân hàng đã xây dựng một cơ chế an toàn tín dụng nhưng vẫn không thể tránh khỏi việc khoản tín dụng cấp cho khách hàng trở thành nợ có vấn đề hay nợ quá hạn. Khi phát hiện các khách hàng có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ thì ngân hàng cần đưa ra ngay các biện pháp xử lý. Nguyên tắc quản lý các khoản nợ có vấn đề là phân tích thực trạng và nguyên nhân dẫn đến các khoản tín dụng này có vấn đề để từ đó tìm hướng giải quyết.

Khi nợ chuyển thành nợ có vấn đề, ngân hàng cần phải:

- Thực hiện chuyển nợ và định kỳ tiến hành trích lập dự phòng theo đúng nhóm nợ

- Thực hiện các biện pháp đẩy nhanh thu hồi nợ, giảm thiểu tổn thất. Có 2 hướng để sử lý các khoản nợ có vấn đề là hướng khai thác và hướng thanh lý. Việc lựa chọn hướng giải quyết nào còn phụ thuộc vào các nhân tố như thiện chí trả nợ của khách hàng, chi phí bỏ ra để thu hồi nợ, mức độ nghiêm trọng của khoản nợ.

+ Theo hướng khai thác: biện pháp này được áp dụng khi khoản nợ lâm vào tình trạng nợ có vấn đề nhưng khách hàng vẫn có thiện chí trả nợ và ngân hàng đánh giá rằng khách hàng vẫn còn khả năng trả nợ. Ngân hàng sẽ

giúp khách hàng thoát khỏi tình trạng khó khăn bằng cách nâng hạn mức cho vay, gia hạn nợ…

+ Theo hướng thanh lý: biện pháp này được áp dụng khi khách hàng không có thiện chí trả nợ hoặc ngân hàng đánh giá rằng khách hàng không còn khả năng hoàn trả lãi vay cũng như vốn vay. Ngân hàng sẽ tiến hành phát mại tài sản đảm bảo, thực hiện các biện pháp mạnh tay để thu hồi vốn vay, giảm thiểu tổn thất. Theo hướng thứ hai này, cán bộ ngân hàng cần kết hợp với các cơ quan chính quyền tại địa phương nếu khách hàng cố tình chơi ỳ, không có thiện chi trả nợ, trốn nợ để có thể xử lý được tài sản đảm bảo cũng như nghĩa vụ đã cam kết của khách hàng.

Một phần của tài liệu tieu luan quan tri rui ro (Trang 25 - 27)