Tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh

Một phần của tài liệu tieu luan quan tri rui ro (Trang 34 - 40)

- Phòng giao dịch

2.2.1. Tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh

Bảng 05 : Tình hình dư nợ tín dụng của chi nhánh NHCT Đống Đa

(đơn vị:Tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Dư nợ 2100 1600 1250 1700

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2006-2009)

Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, trong năm 2007 và 2008 có sự giảm mạnh trong dư nợ tín dụng của chi nhánh có mức giảm của năm 2007 là 23,81% so với mức 2100 tỷ đồng của năm 2006. Phải đến năm 2009, khi nền kinh tế phục hồi cùng với gói cho vay hỗ trợ lãi suất của Chính Phủ thì tình hình trở nên khả quan hơn. Tuy nhiên mức dư nợ tín dụng vẫn thấp hơn nhiều so với năm 2006, thời kỳ bùng nổ của nền kinh tế cũng như thị trường chứng khoán Việt Nam. Tính đến hết năm 2009, dư nợ tín dụng của chi nhánh là 1700 tỷ đồng, thấp hơn 19,05% so với năm 2006.

Biểu đồ 01 : Tình hình dư nợ tín dụng tại NHCT Việt Nam chi nhánh Đống Đa

Theo nguyên tắc đa dạng hóa đấu tư, việc bỏ tất cả trứng vào một giỏ là không nên và việc đa dạng hóa đầu tư là một biện pháp cần thiết để hạn chế rủi ro. Điều này cũng đúng đối với hoạt động tín dụng. Việc phân tích cơ cấu tín dụng là rất cần thiết để có các đánh giá về mức độ rủi ro tín dụng của mỗi ngân hàng thương mại. Có nhiều tiêu chí khác nhau để nghiên cứu về cơ cấu tín dụng của một ngân hàng.

- Nếu dựa vào loại tiền, dư nợ tín dụng được chia thành dư nợ tín dụng bằng VND và dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ.

Bảng 06 : Tình hình dư nợ của chi nhánh NHCT Đống Đa theo loại tiền

(đơn vị:Tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Dư nợ 2100 1600 1250 1700

VND 1700 1250 950 1540

Ngoại tệ 400 350 300 160

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2006-2009)

Trong giai đoạn 2006-2009, dư nợ bằng ngoại tệ của chi nhánh có xu hướng giảm, đặc biệt là năm 2009. Tại năm 2009, dư nợ bằng ngoại tệ chỉ còn 160 tỷ đồng, chưa bằng một nửa giá trị này năm 2006 là 400 tỷ đồng. Đây là điều dễ hiểu bởi trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu này, tỷ giá các đồng tiền diễn biến hết sức phức tạp, các nước phát triển liên tục đưa ra các chính sách kích cầu mới nhằm cứu vãn nền kinh tế. Hơn thế, trong nước, nguồn cung ngoại tệ chính là USD có hạn mà cầu USD lại lớn nên tỷ giá USD do ngân hàng Nhà nước công bố khác xa với tỷ giá USD chợ đen. Việc chi nhánh hạn chế cho vay bằng ngoại tệ trong giai đoạn này là hợp lý và đã giúp ngân hàng hạn chế được rủi ro tỷ giá. Tuy nhiên, trong giai đoạn tới, khi nền kinh tế thế giới phục hồi cùng với việc ngân hàng Nhà nước nới lỏng quản lý về ngoại tệ thì chi nhánh nên mở rộng sang lĩnh vực tín dụng bằng ngoại tệ để vừa tăng thu nhập cho chi nhánh, vừa góp phần hạn chế rủi ro tín dụng . Đây sẽ là lĩnh vực giàu tiềm năng cho chi nhánh bởi hiện nay, tín dụng bằng ngoại tệ mới chỉ chiếm 9,41% tổng dư nợ và trong những năm tới, khi xuất khẩu Việt Nam trở lại thời kỳ hoàng kim thì nhu cầu về ngoại tệ để thanh toán sẽ tăng trở lại.

Biểu đồ 02 : Tình hình dư nợ của chi nhánh NHCT Đống Đa theo loại tiền

(đơn vị: tỷ đồng)

Cần phân tích thêm sự phục hồi mạnh mẽ của dư nợ bằng VND trong năm 2009. Mức tưng tuyệt đối là 590 tỷ đồng so với năm 2008, tương ứng 62,11%. Có được điều này có động lực từ sự phục hồi của nền kinh tế thế giới và Việt Nam. Cộng hưởng thêm với gói cho vay doanh nghiệp hỗ trợ lãi suất 4% của Chính phủ, nhu cầu vay vốn mới cũng như đảo nợ của các doanh nghiệp tăng mạnh. Dư nợ tín dụng của các ngân hàng nhờ đó cũng tăng mạnh trở lại.

- Nếu dựa vào thời hạn của tín dụng, cơ cấu dư nợ tín dụng được phân tích dựa vào dư nợ tín dụng ngắn hạn và dư nợ tin dụng trung, dài hạn.

Bảng 07 : Tình hình dư nợ của chi nhánh NHCT Đống Đa theo thời hạn tín dụng

(đơn vị:Tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Dư nợ 2100 1600 1250 1700

Ngắn hạn 1420 67,62% 1100 68,75% 930 74,40% 1396 82,12% Trung, dài

hạn

680 32,38% 500 31,25% 320 25,60% 304 17,88%

Biểu đồ 03 : Tình hình dư nợ của chi nhánh NHCT Đống Đa theo thời hạn tín dụng

(đơn vị: %)

Dựa vào bảng số liệu cũng như biểu đò thể hiện mối quan hệ giữa tỷ trọng của dư nợ ngắn hạn và tỷ trọng của dư nợ trung, dài hạn trong tổng dư nợ, chi nhánh Đống Đa là chi nhánh tập trung vào cho vay ngắn hạn. Tỷ trọng tín dụng ngắn hạn tăng dần qua các năm. Nếu như ở năm 2006, tỷ trọng này chỉ là 67,62% thì đến năm 2009, tỷ trọng này đã đạt mức 82,12%. Chi nhánh

đang thực hiện đúng chức năng của mình và điều này đã thể hiện sự quan tâm của chi nhánh tới việc quản trị rủi ro tín dụng.

- Nếu dựa vào tiêu chí đối tượng khách hàng, cơ cấu tín dụng được phân tích dựa vào tỷ trọng của dư nợ tín dụng dành cho doanh nghiệp quốc doanh và tỷ trọng của dư nợ tín dụng dành cho đối tượng ngoài quốc doanh.

Bảng 08 : Tình hình dư nợ của chi nhánh NHCT Đống Đa theo đối tượng được cấp tín dụng

(đơn vị:Tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009

Dư nợ 100% 100% 100% 100%

Doanh nghiệp quốc doanh

68% 63% 59% 57%

Ngoài quốc doanh 32% 37% 41% 43%

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2006-2009)

Chi nhánh ngân hàng Công thương Việt Nam cũng giống như nhiều chi nhánh khác của ngân hàng Công thương Việt Nam luôn có tỷ trọng cao trong danh sách cấp tín dụng cho doanh nghiệp quốc doanh. Tuy nhiên, trước sự cạnh tranh gay gắt trong ngành cũng như để hạn chế rủi ro tín dụng, chi nhánh đang dần mở rộng cho vay các doanh nghiệp quốc doanh. Tỷ lệ cấp tín dụng cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng đều đặn trong giai đoạn 2006-2009. Nếu năm 206, tỷ lệ này chỉ là 32% thì đến năm 2009, tỷ lệ này đạt 43% và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Biểu đồ 04 : Tình hình dư nợ của chi nhánh NHCT Đống Đa theo đối tượng cấp tín dụng

(do luong rui ro tin dung)2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa

Một phần của tài liệu tieu luan quan tri rui ro (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w