7. Phương pháp nghiên cứ u
2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả toàn diện
Biện pháp phát triển kỹ năng DHHT cho GVTHCS phải đảm bảo tính hiệu quả
và toàn diện, tức là nó có thểứng dụng rộng rải, vừa có khả năng tạo ra những hiệu quả
về bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng DHHT.
Tính hiệu quảđược thể hiện ở chỗ nếu áp dụng các biện pháp nầy thì các yêu cầu cần đạt thông qua bồi dưỡng, rèn luyện sẽđược thực hiện một cách chặt chẽ, khoa học, thời gian thực hành kỹ năng tại cơ sởđáp ứng yêu cầu. Tính hiệu quả phải được thể hiện
ở nhiều mặt:
- Hiệu quả về nhận thức: Các biện pháp phải đảm bảo cho việc lĩnh hội tri thức, kỹ năng một cách đầy đủ với chất lượng cao và vững chắc.Tri thức và kỹ năng đã được lĩnh hội trở nên có hệ thống, bền vững có khả năng thực hành, ứng dụng tốt tại cơ sở
giáo dục.
- Hiệu quả về mặt giáo dục: Nâng cao ý thức của GV về yêu cầu đổi mới PPDH, thể hiện quyết tâm thực hiện, nghiên cứu, tìm tòi các mô hình, chiến lược dạy học mới.
- Hiệu quả về mặt kinh tế: Áp dụng các biện pháp tiết kiệm được thời gian và công sức nhưng đảm bảo chất lượng theo yêu cầu đề ra.
Biện pháp phát triển kỹ năng DHHT phải tạo ra hiệu quả toàn diện thiết thực để
nâng cao năng lực của GV.
2.2. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG DHHT CHO GV THCS
Luận án đề xuất 2 nhóm biện pháp phát triển kỹ năng DHHT cho GV THCS. Nội dung của các biện pháp đã được cụ thể hóa cách thức tiến hành thực hiện biện pháp và các yêu cầu cần đạt về kỹ năng dạy học theo kiểu DHHT, vì vậy luận án sẽ không trình bày lại cách tiến hành thực hiện ở các nhóm biện pháp.
Nội dung phát triển kỹ năng DHHT phù hợp và thống nhất với những kỹ năng dạy học cơ bản của GV THCS, đồng thời phù hợp và thống nhất với khả năng HTHT của HS THCS hiện nay. Đây là nội dung bồi dưỡng được triền khai ở lớp tập huấn chuyên đề phát triển kỹ năng DHHT cho GV THCS.
Mô tả khái quát các nhóm biện pháp:
* Nhóm biện pháp 1: Xây dựng nội dung bồi dưỡng kỹ năng DHHT cho GV THCS (gồm 3 biện pháp)
- Biện pháp 1. Xây dựng nội dung, thiết kế bài học theo mô hình DHHT (gồm các kỹ năng thiết kế: mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, phương tiện giảng dạy và học tập, thiết kế hoạt động).
- Biện pháp 2. Xây dựng kỹ năng tiến hành dạy học theo mô hình DHHT (gồm các kỹ năng: thành lập nhóm HTHT, tổ chức hoạt động nhóm, giải thích mục tiêu và nhiệm vụ của HS trong HTHT nhóm, đánh giá nhận xét tương tác nhóm).
- Biện pháp 3. Xây dựng kỹ năng hổ trợ tiến hành DHHT (gồm các kỹ năng: sử
dụng phiếu học tập, sử dụng câu hỏi, sử dụng lời nói).
* Nhóm biện pháp 2: Hướng dẫn GV thực hiện kỹ năng DHHT và ứng dụng thực hành, rèn luyện tại cơ sở trường học (gồm 4 biện pháp)
- Biện pháp 1. Hướng dẫn GV thực hiện kỹ năng xây dựng sự phụ thuộc tích cực giữa các thành viên trong HTHT.
- Biện pháp 2. Hướng dẫn GV cách rèn luyện HS hình thành kỹ năng trong HTHT
- Biện pháp 3. Hướng dẫn GV kỹ năng thiết kế qui trình DHHT .
- Biện pháp 4. Thực hành ứng dụng, rèn luyện kỹ năng DHHT tại trường THCS.
Nội dung chi tiết của các nhóm biện pháp được trình bày dưới đây:
2.2.1. Nhóm biện pháp 1: Xây dựng nội dung bồi dưỡng kỹ năng DHHT cho GV THCS
2.2.1.1. Mục đích ý nghĩa
Xây dựng nội dung bồi dưỡng để hướng dẫn, giảng dạy ở các lớp tập huấn chuyên đềđổi mới PPDH, nhằm phát triển kỹ năng DHHT cho GV THCS, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đang cần cải thiện cách dạy, cách học hiện nay.
2.2.1.2. Nội dung
* Biện pháp 1. Xây dựng nội dung thiết kế bài học theo mô hình DHHT
Để chuẩn bị cho một tiết dạy, GV phải xác định chính xác mục tiêu bài học, những nội dung tri thức cơ bản cần phải truyền thụ cho HS, lựa chọn các phương pháp, phương tiện dạy học các hoạt động và các hình thức đánh giá thích hợp.
Nội dung thiết kế bài học có những kỹ năng cụ thể sau:
Kỹ năng thiết kế mục tiêu bài học theo mô hình DHHT
Thiết kế mục tiêu bài hoc, giáo viên phải tuân theo chương trình giáo dục của môn học và chuẩn kiến thức đã qui định trong chương trình và sách giáo khoa. Xác định chính xác mục tiêu bài học, GV sẽ có quyết định hợp lý khi lựa chọn nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học.
Thiết kếmục tiêu bài học, GV cần tuân thủ một số yêu cầu: - Bảo đảm tính chất toàn vẹn của nội dung và cấu trúc của bài học. - Bao quát đủ 3 lĩnh vực chung của học tập đó là:
+ Nhận thức, nhận biết sự vật, sự kiện, hiểu sự vật, sự kiện đó, áp dụng sự nhận biết và sự hiểu vào các tình huống học tập tương tự trên cơ sở trí nhớ, nhớ lại và làm theo mẫu. Thực hiện các hành động trí tuệ như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, suy luận, đánh giá, phán đoán.
+ Tình cảm và khả năng biểu cảm bao gồm kỹ năng cảm thụ và phán xét giá trị,
kỹ năng biểu đạt thái độ, kỹ năng hiểu tình cảm, tâm tư con người và các vấn đề đời sống
tình cảm; kỹ năng ứng xử và văn hóa thẩm mỹ phù hợp với nội dung học tập.
+ Năng lực hoạt động thực tiễn đó là kỹ năng sống; kỹ năng di chuyển trí thức và
phương thức hành động trong các tình huống thực tế thay đổi; kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề từ những vấn đề thực tiễn.
DHHT cần chú ý các nội dung về tri thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm của người học để qua đó xác định cụ thể những kỹ năng HTHT của HS; hình thành cho HS những thói quen, kỹ năng sống phù hợp với xu thế hiện đại trong môi trường HTHT nhóm.
Để xác định mục tiêu của bài học, GV cần thực hiện:
- Tìm hiểu mục tiêu của môn học, xác định vị trí của bài học trong chương trình và kế hoạch dạy học. Xác định mục tiêu của môn học sẽ giúp cho GV không bị chệch hướng, đồng thời phù hợp với hoàn cảnh thực tế khi xác định mục tiêu bài học. Xác định
được vị trí của môn học, GV sẽ có cái nhìn tổng thểđể lựa chọn các tri thức cần dạy, xác
định mối liên hệ giữa các kiến thức đã học và kiến thức theo yêu cầu cần dạy tạo ra những tình huống học tập hợp lý, phát huy sự sáng tạo độc lập suy nghĩ của HS.
- Với vai trò của người hướng dẫn, GV cần có những hiểu biết vềđặc điểm và trình độ, khả năng tiếp thu kiến thức, kỹ năng của từng HS, từng nhóm học tập. Điều này rất cần thiết, giúp cho GV xác định khối lượng tri thức người học cần được tiếp thu, khả
năng hợp tác trong học tập, đồng thời giúp GV lựa chọn các phương pháp, phương tiện và hình thức dạy học thích hợp.
- Trên cơ sở mục tiêu nhận thức, kỹ năng, tình cảm đã xác định, GV cần tích hợp và cụ thể hóa các nội dung có liên quan để hướng dẫn, dạy cho học sinh những kỹ năng HTHT, phù hợp với đặc điểm của học sinh ở cấp học THCS.
Kỹ năng thiết kế nội dung bài học theo mô hình DHHT
Căn cứ vào những mục tiêu của bài học đã được xác định, GV lựa chọn những nội dung cần truyền đạt, cần làm rõ, cần luyện tập, theo nguyên tắc làm rõ các khái niệm, chuẩn kiến thức. Thiết kế nội dung bài học theo chủđề, mỗi chủđềđược cụ thể hóa bằng nhiều tình huống.
Dựa vào số lượng tri thức trong bài học, GV sẽ quyết định đưa ra số lượng tình huống nhiều hay ít. Số lượng tình huống và tính chất phức tạp của mỗi tình huống phải
phù hợp với khả năng chuyển hóa tri thức bài học dưới dạng tình huống do GV đề ra và khả năng tiếp nhận, hình thành kỹ năng, tình cảm của người học.
Khi xây dựng hệ thống tình huống của bài học, GV đặc biệt quan tâm đến yếu tố
kích thích tính tích cực học tập của HS, lôi cuốn HS vào quá trình tư duy sáng tạo, tìm tòi phát hiện những điều chưa biết từ những điều đã biết. Thiết kế nội dung học tập theo các tình huống sẽ tạo ra nhiều cơ hội hợp tác giữa giáo viên - học sinh và học sinh với nhau.
Tiến hành thiết kế nội dung bài học, GV cần thực hiện các yêu cầu sau đây:
- Phân tích nội dung bài học, xác định những tư tưởng chính của bài học. Phân tích bài học thành những đơn vị tri thức độc lập.
- Xây dựng cấu trúc nội dung của bài học. Yêu cầu GV cần đạt là xác định rõ các tri thức chính và tri thức phụ trong bài học. Tìm ra mối liên giữa các đơn vị tri thức theo một trình tự hợp lý về cấu trúc có tính đến sự kế thừa và phát triển của nó trong logic vận
động của bài học.
- Xây dựng tình huống dạy học: Trong DHHT, tình huống dạy học thể hiện dưới dạng tình huống vấn đề. Để xây dựng dạng tình huống vấn đề GV cần phải tiến hành:
+ Xác định mục tiêu tương ứng với mỗi vấn đề cụ thểđược xây dựng. Đây là sự
cụ thể hóa và là một bộ phận của mục tiêu bài học là mục đích mà HS phải đạt được khi tình huống đã được xử lý.
+ Xác định trình độ và năng lực nhận thức của HS để xây dựng tình huống phù hợp với khả năng HTHT.
+ Thiết kế vật cản, là những chướng ngại, rào chắn nhận thức mà HS phải vượt qua để lĩnh hội tri thức mới và hình thành kỹ năng hợp tác. Những chướng ngại này biểu hiện sự mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết nằm trong tình huống đó là những mâu thuẫn về nhận thức. Cần lưu ý khi thiết kế vật cản phải được thiết kế một cách hợp lý, khoa học, thể hiện được tính sáng tạo. Đặc biệt quan tâm đến mức độ từ thấp đến cao, giúp cho tư duy của HS thích ứng dần trong quá trình giải quyết. GV là người thiết kế vật cản nên biết rất rõ những khó khăn mà HS phải vượt qua. Vì vậy sự can thiệp kịp thời của GV trong việc xử lý vấn đề tình huống sẽ tạo sự kích thích, hứng thú HT của HS. Trong mỗi tình huống vấn đề, tùy theo tính chất phức tạp của nó cần bố trí quỹ thời gian thích hợp đủđể giải quyết.
Kỹ năng thiết kế phương pháp dạy học theo mô hình DHHT
Thiết kế phương pháp dạy học là công việc chuyên môn của giáo viên. Công việc này được dựa trên lý luận và kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy sao cho phù hợp với yêu cầu nội dung bài học.
Thiết kế phương pháp dạy học, GV cần thực hiện:
- Tuân thủ bản chất của khái niệm phương pháp dạy học:
Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động của giáo viên, được thực hiện trong quá trình dạy học để tác động đến người học, hướng dẫn học sinh học tập đạt được mục tiêu
đề ra. GV phải xác định phương pháp dạy học phù hợp với sự chỉ đạo khoa học của phương pháp và tình hình thực tế trong quá trình dạy học.
Mỗi phương pháp dạy học luôn cấu thành 3 phần:
+ Phương pháp luận dạy học tức là lý thuyết phương pháp dạy học, mô hình lý
thuyết của phương pháp dạy học. Đây là mô hình lý luận của phương pháp dạy học, nó xác định bản chất của phương pháp dạy học, làm cho phương pháp dạy học này khác phương pháp dạy học kia.
+ Hệ thống kỹ năng để thực hiện phương pháp luận trong bài học phù hợp với nội dung đặc trưng của lĩnh vực học tâp.
+ Những kỹ thuật, công cụ, phương tiện được sử dụng để thực hiện các kỹ năng mà nếu thiếu chúng thì các kỹ năng không được thực thi theo phương pháp luận đã chọn. Phương pháp dạy học dự kiến có trở thành hiện thực hay không còn có sự tham gia của phần vật chất này quyết định, bởi nhờ nó mà phương pháp dạy học mới có được những
tác động hữu hiệu đến người học và quá trình học tập. Đây là hình thức vật chất của phương pháp dạy học, chẳng hạn như: lời nói, chữ viết, tranh ảnh, dụng cụ thí nghiệm,
tài liệu, hành vi giao tiếp…
Sự tổ chức thống nhất của 3 phần này trong tư duy và trong hoạt động vật chất tạo nên một phương pháp dạy học.Tuy nhiên, nếu gộp cả 3 yếu tố nêu trên lại một cách tùy tiện thì không thành phương pháp dạy học nào rõ ràng, mà phải tổ chức chúng theo logic nhất định, trước hết là logic trình bày nội dung bài học.
- Thiết kế phương pháp dạy học phải hài hòa với thiết kế tổng thể của bài học:
Các thành phần thiết kế bài học gồm thiết kế mục tiêu, thiết kế nội dung, thiết kế hoạt động của người học, thiết kế nguồn lực và phương tiện, thiết kế môi trường học tập,
đặc biệt quan trọng là thiết kế hoạt động. Từ thiết kế bài học, giáo viên mới thiết kế
phương pháp dạy học một cách chi tiết và đây chính là thiết kế của người dạy.
Cần lưu ý đến hoạt động của người học để thiết kế phương pháp dạy học. Để hoàn thành mỗi bài học người học phải thực hiện 4 hoạt động cơ bản sau: (Được trình bày cụ thểở phần thiết kế hoạt động).
Hoạt động phát hiện - tìm tòi. Hoạt động xử lý - biến đổi dữ liệu, thông tin và giá trị đã thu được. Hoạt động ứng dụng thực hiện. Hoạt động đánh giá quá trình học tập và
kết quả.
Lưu ý: Khi thiết kế PPDH, GV phải cân nhắc về chính mình và lớp học của mình
để tạo ra bản thiết kế khả quan nhất trong giới hạn khả năng của mình. Thiết kế tốt là thiết kế mà không chỉ bản thân mình, mà các đồng nghiệp cũng thực hiện được nếu tuân thủđúng nội dung thiết kế, song chính GV thiết kế là người thực hiện hiệu quả nhất.
Kỹ năng thiết kế phương tiện giảng dạy - học tập theo mô hinh DHHT
Các phương tiện và học liệu được thiết kế theo 3 tiêu chí cơbản như sau:
- Có những yếu tố mới, không được nghèo nàn hơn tình trạng thông thường. Các phương tiện thông thường phải có nhưbảng, sách giáo khoa, thước tính, các dụng cụ học tập nhưng khi thiết kế bài học thì trọng tâm là những phương tiện và học liệu đặc thù của
bài đó.
- Mỗi phương tiện phải được xác định về chức năng một cách cụ thể.
Chức năng được chia thành 3 nhóm: Hỗ trợ giáo viên, hỗ trợ học sinh, hỗ trợ đồng thời cả giáo viên và học sinh. Trong mỗi nhóm như vậy cần phân biệt những chức năng
cụ thể. Phương tiện hỗ trợ giáo viên gồm các loại: Tư liệu tham khảo; hướng dẫn giảng
dạy; trợ giúp lao động thể chất; hỗ trợ giao tiếp và tương tác giữa thầy và trò; tạo lập môi trường và điều kiện sưphạm… Những phương tiện hỗ trợ học sinh như hỗ trợ tìm kiếm
và khai thác thông tin, sự kiện, minh họa; công cụ tiến hành hoạt động; hỗ trợ tương tác
giáo viên với HS.
- Phương tiện phải có hình thức vật chất cụ thể. Tiêu chí này đòi hỏi sự xác định
rõ ràng về bản chất vật lý, tức là vật liệu gì, kích thước, cấu tạo, số lượng, khối lượng,
màu sắc, hình dạng… và những đặc điểm kỹ thuật khác.
Khi thiết kế phương tiện dạy học GV cần thực hiện theo một số nguyên tắc:
- Tuân thủ nguyên tắc thiết kế và sử dụng vốn có của phương tiện nếu đó là