Vị thế của Ngân hàng so với các Ngân hàng khác trong cùng ngành

Một phần của tài liệu Master of business administration: Chương trình thạc sỹ quản trị kinh doanh (Trang 66 - 70)

- Sứ mệnh: Là tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu của Việt Nam, hoạt động đa năng, cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế, nhằm nâng giá trị cuộc sống.

8-Vị thế của Ngân hàng so với các Ngân hàng khác trong cùng ngành

8.1- Vị thế của VietinBank trong ngành: VietinBank là một trong 4 ngân hàng thương mại lớn nhất thị trường hiện nay với tổng tài sản chiếm khoảng 10% tổng tài sản toàn hệ thống, thị phần nhất thị trường hiện nay với tổng tài sản chiếm khoảng 10% tổng tài sản toàn hệ thống, thị phần huy động vốn chiếm 12%, thị phần cho vay chiếm 11,6% của toàn hệ thống, mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch đứng thứ 2 toàn quốc sau Agribank. Với thương hiệu tốt và mối quan hệ chặt chẽ với nhiều khách hàng truyền thống, cùng với nền tảng tài chính vững mạnh, VietinBank luôn là một trong những Ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam.

8.1.2- Về mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch

Hình 25: Mạng lưới ới hoạt động của VietinBank và các Ngân hàng khác

Nguồn: website và Báo cáo thường niên các ngân hàng

Tại thời điểm 31/12/201 , VietinBank có mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch đứng thứ 2 toàn quốc sau Agribank với 01 Hội sở chính; 01 Sở Giao dịch; 149 chi nhánh; 695 phòng giao dịch; 98 quỹ tiết kiệm; 1.092 máy rút tiền tự động (ATM); 02 Văn phòng đại diện; và 04 Công ty con bao gồm Công ty cho thuê tài chính, Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng

Công thương (VietinBankSc) và Công ty Bất động sản và đầu tư tài chính NHTMCP Công

thương Việt Nam và Công ty Bảo hiểm NHTMCP công thương Việt Nam; 03 đơn vị sự nghiệp bao gồm Trung tâm thẻ, Trung tâm Công nghệ thông tin, Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực và 01 liên doanh là Ngân hàng Indovina.

8.1.3- Về hiệu quả hoạt động kinh doanh

Hình 26: Lợi nhuận sau thuế và tỷ tỷ lệ nợ xấu của VietinBank và các ngân hàng khác

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2009 các Ngân hàng

8.1.4- Về Quy mô

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2009 các Ngân hàng

Sau khi chuyển đổi thành doanh nghiệp cổ phần, VietinBank trở thành ngân hàng cổ phần có vốn điều lệ lớn thứ 2 trên thị trường sau Vietcombank và trở thành công ty đại chúng, nâng cao tính minh bạch và khả năng quản trị doanh nghiệp.

8.1.5- Về thị phần: VietinBank là một trong những Ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam với thị phần cho vay chiếm 11,6% của toàn hệ thống, thị phần huy động vốn chiếm 12% toàn hệ thống phần cho vay chiếm 11,6% của toàn hệ thống, thị phần huy động vốn chiếm 12% toàn hệ thống và là một trong những ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực huy động nội tệ. Trong lĩnh vực phát hành thẻ nội địa, thị phần của VietinBank chiếm khoảng 17% thị trường thẻ trong nước. Đồng thời VietinBank đang nắm giữ khoảng 11% thị phần tài trợ thương mại nhập khẩu và 8% thị phần tài trợ thương mại xuất khẩu năm 2009.

9- Đánh giá về sự phù hợp định hướng phát triển của Ngân hàng với định Hướng của ngành, chính sách của Nhà nước, và xu thế chung trên thế giới

Là Ngân hàng trong đó Nhà nước nắm phần vốn chi phối. Mục tiêu chiến lược của VietinBank là xây dựng Ngân hàng Công thương Việt Nam trở thành Tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, xếp hạng tiên tiến trong khu vực: đáp ứng toàn diện nhu cầu về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, tài chính, hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng trong nước và quốc tế; Quản lý có hiệu quả và phát triển bền vững, ngân hàng. Định hướng phát triển của VietinBank là hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển của ngành ngân hàng, chính sách của Nhà nước và xu thế chung của thế giới.

9.1- Chính sách đối với người lao động

+ Số lượng lao động và cơ cấu lao động: Tính đến thời điểm 31/12/2009, tổng số lao động của VietinBank là 17.758 người, được phân loại như sau:

Bảng 15: Phân loại lao động tại thời điểm 31/12/2009

Nguồn: VietinBank

VietinBank luôn coi việc phát triển nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng. VietinBank đã không ngừng tăng cường và cải thiện cả về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng những yêu cầu về nhân sự trong quá trình hoạt động và phát triển.

9.2- Các chính sách với người lao động

- Chính sách tuyển dụng, đào tạo: Ngân hàng đã ban hành Quy chế tuyển dụng lao động, theo đó Ngân hàng thực hiện việc tuyển dụng lao động có trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu kinh doanh và tiêu chuẩn chức danh. Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong sự phát triển của Ngân hàng, VietinBank đặc biệt chú trọng tới việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. VietinBank thường xuyên tổ chức đào tạo nội bộ, đồng thời khuyến khích nhân viên nâng cao trình độ thông qua việc tham gia các khoá học bên ngoài do Ngân hàng đài thọ. Ngân hàng đã ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho toàn hệ thống.

- Chính sách lương, thưởng, phúc lợi: Tiền lương và tiền thưởng trả cho người lao động trong VietinBank căn cứ vào hiệu quả kinh doanh, chức danh công việc và chế độ tiền lương theo Quy chế tiền lương đã được ban hành.

Mức lương trung bình năm 2006 là 5.495 nghìn đồng/người/tháng, năm 2007 là 8.374 nghìn đồng/người/tháng, năm 2008 là 11.271 nghìn đồng/người/tháng và năm 2009 là 15.610 nghìn đồng/người/tháng và năm 2010 với kết quả kinh doanh đạt được. Dự kiến lương là 25.000 nghìn đồng/người/tháng

Một phần của tài liệu Master of business administration: Chương trình thạc sỹ quản trị kinh doanh (Trang 66 - 70)