TN-329 (2/2011) Thủ tục đo kiểm an toàn theo Luật an toàn số 6 (Môi trường không được kiểm soát)

Một phần của tài liệu Báo cáo kết quả xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phơi nhiễm trường điện từ đối với cá đài phát thanh và truyền hình (Trang 50)

r khoảng cách tối thiểu tính từ anten, m

4.1.2.TN-329 (2/2011) Thủ tục đo kiểm an toàn theo Luật an toàn số 6 (Môi trường không được kiểm soát)

không được kiểm soát)

Mục đích của tài liệu kỹ thuật này là mô tả thủ tục đo kiểm đối với các loại công trình quảng bá, thông tin vô tuyến khác nhau để xác định sự phù hợp đối với giới hạn an toàn của khu vực không được kiểm soát theo Luật an toàn số 6.

Quá trình đánh giá:

Các bước để xác định sự phù hợp với Luật an toàn số 6 theo các giới hạn đối với môi trường không được kiểm soát tại một khu vực cụ thể của hệ thống anten quảng bá hoặc thông tin vô tuyến như sau:

(1). Trước khi thực hiện đo kiểm tại hiện trường thì cần phải thực hiện việc khảo sát hiện trường. Tất cả các dữ liệu phải được thu thập bao gồm: các đài quảng bá trong bán kính 1km, các trạm phát cố định mặt đất của hệ thống di động, tế bào, PCS, vi ba, rada và dịch vụ định vị vô tuyến trong phạm vi bán kính 100m tính từ khu vực xem xét.

(2). Thực hiện tính toán (theo TN-261 và/hoặc phầm mềm HIFIELD) để ước lượng mức RF trong trường xa đối với khu vực xem xét để xác định các vị trí tương đối cần phải đo kiểm (ví dụ như các vị trí mà tính toán cho thấy mức RF lớn hơn hoặc bằng 50% mức giới hạn của môi trường không được kiểm soát).

Ghi chú: nếu theo phân tích lý thuyết cho thấy không có vị trí nào bằng hoặc vượt quá 50% mức giới hạn cho phép của môi trường không được kiểm soát (trong khu vực người dân có thể tiếp cận) thì khu vực xem xét được coi là phù hợp và không cần phải thực hiện đo kiểm.

(3). Khoảng cách trường xa phải được xem xét khi lựa chọn các vị trí đo. Thông thường nếu một vị trí ở trong vùng trường xa của tất cả các thành phần bức xạ thì chỉ cần đo trường E là đủ. Nếu không thì cần phải đo cả trường E và trường H.

(4). Tuỳ theo kết quả khảo sát hiện trường để lựa chọn thiết bị đo băng rộng và/hoặc băng hẹp để thực hiện đo tại hiện trường.

(5). Lấy các vị trí được xác định trong mục (2) làm điểm bắt đầu, thực hiện đi bộ vòng quanh khu vực xem xét theo phương pháp quy định của GL-01 để xác định các vị trí có mức RF cao (≥ 50% giá trị giới hạn của môi trường không được kiểm soát, bao gồm cả điều kiện không đảm bảo đo).

(6). Việc đo kiểm tại hiện trường nên được thực hiện với điều kiện luôn nhìn thấy anten. Trong trường hợp đo trên nóc nhà, việc đo kiểm phải được thực hiện ít nhất là tại tất cả các vị trí mà người dân có thể bị phơi nhiễm tại hướng búp sóng chính của các anten.

(7). Kết quả đo kiểm phải gồm dữ liệu về vị trí đo, thông số đọc trên máy đo và thời gian đo.

(8). Các điều kiện không đảm bảo đo phải được xem xét trong quá trình khảo sát.

Một phần của tài liệu Báo cáo kết quả xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phơi nhiễm trường điện từ đối với cá đài phát thanh và truyền hình (Trang 50)