Giải thích nội dung Quy chuẩn

Một phần của tài liệu Báo cáo kết quả xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phơi nhiễm trường điện từ đối với cá đài phát thanh và truyền hình (Trang 60 - 68)

r khoảng cách tối thiểu tính từ anten, m

5.4.Giải thích nội dung Quy chuẩn

5.4.1. Quy định mức giới hạn phơi nhiễm không do nghề nghiệp:

Áp dụng mục 6.3 của TCVN 3718-1:2005, mức giới hạn phơi nhiễm không do nghề nghiệp áp dụng đối với các đài phát thanh, truyền hình tại Việt Nam như sau:

Bảng . Khuyến nghị mức giới hạn phơi nhiễm đối với đài PTTH của VN Dải tần (MHz) Cường độ trường

điện E (V/m) Cường độ trường từ H (A/m) Mật độ dòng năng lượng S (W/m2)

0,1 đến 1 87 0,23/f0,5 (+)

1 đến 10 87/f0,5 0,23/f0,5 (+)

10 đến 400 27,5 0,073 2

400 đến 300.000 27,5 0,073 2

f là tần số tính bằng MHz.

5.4.2. Phương pháp xác định tỷ lệ phơi nhiễm tổng cộng a) Mô tả phương pháp

Chu trình xác định Tỷ lệ phơi nhiễm tổng cộng được thực hiện theo 4 bước như sau: - Bước 1: Khảo sát hiện trường. Trước khi thực hiện tính toán thì việc khảo sát hiện trường

cần được thực hiện để thu thập các thông tin cơ bản của đài phát thanh, truyền hình. Cụ thể phải thu thập thông tin về các tham số như chiều cao của cột anten so với mặt đất, kiểu anten, góc ngẩng cơ, góc ngẩng điện (mechanical downtilt, electrical downtilt), hệ số tăng ích (gain), biểu đồ bức xạ (cả trường điện E và trường từ H), dải tần hoạt động, công suất đưa vào anten (hoặc công suất phát và các suy hao),…

- Bước 2: Tính toán xác định vùng tuân thủ của đài phát thanh, truyền hình theo. Nếu người dân có thể tiếp cận không gian trong đường biên tuân thủ (vùng tuân thủ) thì Tỷ lệ phơi nhiễm tổng cộng sẽ lớn hơn 1 và kết luận đài phát thanh, truyền hình không đảm bảo tuân thủ theo Quy chuẩn kỹ thuật, cần có các biện pháp khắc phục.

- Bước 3: Tính toán xác định vùng liên quan và vùng đo. Nếu người dân không có khả năng tiếp cận vào vùng liên quan, nghĩa là không tồn tại vùng đo, thì kết luận đài phát thanh, truyền hình đảm bảo tuân thủ theo Quy chuẩn kỹ thuật.

- Bước 4: Nếu người dân có khả năng tiếp cận vào vùng liên quan thì thực hiện xác định điểm đo và thực hiện đo Tỷ lệ phơi nhiễm tổng cộng.

Lưu đồ đo kiểm phơi nhiễm tại hiện trường như sau: Có tồn tại vùng đo? Bước 1: Khảo sát hiện trường

BẮT ĐẦU

Bước 2: Tính toán xác định vùng tuân thủ Bước 3: Tính toán xác định vùng liên quan và vùng đo Bước 4: Xác định điểm đo và thực hiện đo xác định TER

TER ≤1 ?

KẾT THÚC

Kết luận đài phát đảm bảo tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật Kết luận đài phát không đảm bảo tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật

Đúng Không Có Sai Có Không Xác định vùng

b) Đánh giá toàn diện Tỷ lệ phơi nhiễm tổng cộng

Việc đánh giá toàn diện Tỷ lệ phơi nhiễm tổng cộng nhằm xác định Tỷ lệ phơi nhiễm tổng cộng lớn nhất trong các khu vực liên quan (vùng đo) nơi mà người dân có thể tiếp cận. Nếu đơn vị chủ sở hữu, chủ quản lý đài phát thanh, truyền hình thiết lập ranh giới của khu vực cấm (restricted area) nhằm ngăn sự tiếp cận của người dân tới khu vực xung quanh EUT và/hoặc các nguồn liên quan thì việc đánh giá phải được thực hiện tại các điểm đo (PI) nằm sát với các ranh giới này.

100 cm 200 cm Vị trí đo

Hình . Vị trí đo tại từng điểm đo

Tỷ lệ phơi nhiễm tổng cộng được xác định tại các điểm đo bằng phương pháp mô tả trong 2.4 và 2.5 của dự thảo quy chuẩn. Khoảng cách giữa các điểm đo tối đa là 2 m. Tập hợp các điểm đo phải tạo thành lưới với mắt lưới là hình vuông có kích thước tối đa là 2 m x 2 m.

Tại mỗi điểm đo, Tỷ lệ phơi nhiễm tổng cộng được xác định là giá trị Tỷ lệ phơi nhiễm tổng cộng đo được tại vị trí có cường độ trường lớn nhất nằm trong khoảng độ cao từ 100cm đến 200cm so với mặt sàn nơi người dân tiếp cận (public walkway) và nằm trong vùng đo (DI).

5.4.3. Phương pháp xác định các vùng:

a) Xác định vùng tuân thủ của đài phát thanh AM (băng MF và HF):

Mật độ công suất sóng phẳng tương đương được xác định theo công thức: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

π

1202 2

ES = S =

24 R 4 R P S EIRP π =

Từ hai công thức trên suy ra giá trị cường độ E tại khoảng cách R là:

RP P E 30 EIRP

=

Tại đường biên vùng tuân thủ (cách anten khoảng cách R), mức cường độ trường E = EL. Từ đó suy ra: L EIRP E P R = 30

Trong đó R là bán kính vùng tuân thủ tính từ tâm anten, PEIRP là công suất bức xạ đẳng hướng tương đương của đài phát thanh AM, EL là mức giới hạn cường độ trường theo quy định ở bảng trên.

b) Xác định vùng tuân thủ của đài phát thanh FM, đài truyền hình VHF, UHF:

Vùng tuân thủ của anten của một đài phát thanh FM, đài truyền hình VHF, UHF là một hình trụ có trục trùng với trục của anten, bán kính và chiều cao được xác định như sau:

- Bán kính vùng tuân thủ (R): L EIRP S P R π 4 = Trong đó:

R: bán kính vùng tuân thủ tính từ mép ngoài của anten.

PEIRP: công suất bức xạ đẳng hướng tương đương của anten.

SL: mức giới hạn phơi nhiễm dẫn xuất dưới dạng mật độ công suất sóng phẳng tương đương tại tần số f, giá trị của SL như quy định tại bảng trên.

- Chiều cao vùng tuân thủ (H) được xác định theo công thức:

H = h + 2h1

Trong đó:

H: chiều cao của vùng tuân thủ.

h: chiều cao mặt bức xạ của anten.

h1: chiều cao phần mở rộng, được xác định như sau:

theo lý thuyết thì góc mở của búp sóng φđược xác định bằng góc giữa trục của búp sóng và hướng mà cường độ trường trên hướng ấy bằng 50% (giảm 3dB) so với cường độ trường nằm trên trục chính của búp sóng. Xét điểm P0 trên hình 14 cách anten một khoảng R (bán kính vùng tuân thủ) cường độ trường có giá trị EL(bằng giá trị gới hạn)  tại điểm P1 cách anten một khoảng R/2 cường độ trường có giá trị 2EL, tại điểm P2 ở biên của búp sóng cường độ trường bằng 50% cường độ trường tại điểm P1 nên có mức bằng 2EL/2 = EL. Như vậy:

h1 = (R/2).tgφ

φ là góc mở của búp sóng của anten có thể xác định dựa trên biểu đồ phát xạ đứng của anten.

Anten

R h1 φ h R/2 P1 P2 P0

Hình . Hình vẽ xác định chiều cao vùng tuân thủ của anten.

Hình . Biểu đồ bức xạ xác định góc mở của búp sóng c) Xác định vùng liên quan:

Theo tài liệu BPR-1 (01/2009) và TN 329 (02/2011) của Canada thì vùng miễn đo là vùng mà giá trị cường độ trường thấp hơn 50% (hoặc giảm hơn 3dB) so với mức giới hạn cường độ trường cho phép.

Tại đường biên vùng tuân thủ có bán kính R, giá trị cường độ trường là EL. Do cường độ trường tỷ lệ nghịch với khoảng cách nên tại điểm cách anten một khoảng là 2R sẽ có cường độ trường là EL/2 = 50%EL. Như vậy bán kính vùng liên quan sẽ bằng hai lần bán kính vùng tuân thủ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo phương pháp khuyến nghị trong phụ lục C của ITU-T K70 (2007) thì khoảng cách an toàn (compliance distances) tối thiểu tính từ anten cũng gần bằng 2 lần bán kính vùng tuân thủ được tính toán theo công thức trên.

d) Vùng thâm nhập

Vùng thâm nhập được xác định bởi một (hoặc nhiều) không gian có đáy là mặt sàn nơi người dân tiếp cận và chiều cao là 200 cm.

e) Phương pháp xác định vùng đo và vị trí đo:

Vùng liên quan là vùng nằm giữa vùng tuân thủ và vùng an toàn, trong vùng này cần phải xem xét đánh giá Tỷ lệ phơi nhiễm tổng cộng của tất cả các nguồn liên quan gây ra. Việc đánh giá Tỷ lệ phơi nhiễm tổng cộng chỉ cần xác định ở những vùng mà người dân có thể tiếp cận được (vùng thâm nhập). Do đó vùng đo là vùng giao giữa vùng liên quan và vùng thâm nhập.

Xác định các vị trí đo:

- Theo QCVN 8 thì các vị trí đo là một tập hợp các vị trí cách nhau 2m nằm trong vùng đo, tại mỗi vị trí thực hiện 3 điểm đo có độ cao so với mặt sàn là 1,1m - 1,5m và 1,7m. - Theo GL-01 (11/2005) thì đối với các đài phát thanh FM và đài truyền hình VHF,

UHF thì thực hiện đo liên tục dọc theo 8 vòng tròn xung quanh chân tháp anten trong vùng liên quan, nếu cường độ trường lớn hơn 50% mức cho phép thì được đo chi tiết. Trường hợp thực hiện đo riêng rẽ từng điểm thì khoảng cách tối đa giữa các vị trí đo là 2m. Đối với đài phát thanh AM việc đo được thực hiện dọc theo đường tròn hoặc đường elip xung quanh chân tháp anten.

- TN 329 (2/2011): Tại vị trí đo chiều cao đầu đo nằm trong khoảng 1 - 2m so với mặt sàn và là điểm có cường độ trường lớn nhất.

Khuyến nghị phương pháp tại Quy chuẩn:

- Vùng đo: là vùng giao nhau giữa vùng liên quan và vùng thâm nhập.

- Các vị trí đo: là các điểm nằm trong vùng đo và cách nhau tối đa là 2m, tại mỗi vị trí đo, điểm đo nằm trong khoảng 1 - 2m so với mặt sàn và là điểm có cường độ trường lớn nhất.

- Tham số đo:

+ Trường hợp vị trí đo nằm trong vùng trường gần của anten (là vùng nằm trong hình cầu có tâm là anten, bán kính là r = λ/2π với trường hợp bước sóng lớn hơn chiều dài mặt bức xạ hoặc r = 2d2/λ với trường hợp bước sóng nhỏ so với chiều dài mặt bức xạ) thì thực hiện đo một hoặc cả hai tham số: cường độ điện trường E, cường độ từ trường H.

+ Trường hợp vị trí đo nằm trong vùng trường xa của anten thì có thể thực hiện đo một trong các tham số: cường độ điện trường E, cường độ từ trường H hoặc mật độ công suất S.

5.4.4. Khuyến nghị phương pháp khảo sát:

- Chia vùng khảo sát theo 8 vòng tròn đồng tâm cách đều nhau, tâm các đường tròn trùng với tâm chân tháp anten.

- Sử dụng máy đo cường độ trường và thực hiện đo bằng phương pháp đi bộ theo 8 đường tròn nêu trên. Việc đo được thực hiện bằng cách giữ đầu dò cách xa người và trong phạm vi cách người đo vài mét không có vật nào. Độ cao của đầu dò nằm trong khoảng 1 - 2 m so với mặt sàn. Người đo không đứng trên đường thẳng nối từ nguồn phát đến đầu dò (không ở trước và không ở sau), ví dụ giả sử người đo quay mặt về phía nguồn phát thì tay cần dang rộng ra xa để giữ đầu dò và để đầu dò chĩa thẳng về phía nguồn phát sóng.

- Đánh dấu những vị trí có mức cường độ trường lớn hơn hoặc bằng 50% mức giới hạn cường độ trường để thực hiện đo chi tiết.

- Thực hiện đo Tỷ lệ phơi nhiễm tổng cộng tại các điểm có mức cường độ trường lớn hơn hoặc bằng 50% mức giới hạn cường độ trường đã đánh dấu ở trên.

Bán kính vùng tuân thủ (R) Anten Bán kính vùng liên quan (2R) Vùng khảo sát Vùng khảo sát Vùng liên quan 2R H Hình . Xác định vùng khảo sát

Một phần của tài liệu Báo cáo kết quả xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phơi nhiễm trường điện từ đối với cá đài phát thanh và truyền hình (Trang 60 - 68)