Đối với dạng này, dữ liệu thường có dạng {tên hệ thống, số lượng}. Dạng này không có sự phụ thuộc vào thời gian nên biểu đồ thích hợp nhất cho dạng này có thể là biểu đồ tròn và dạng bảng nếu người dùng muốn xem chi tiết hơn về hệ thống.
• Biều đồ tròn: cho người dùng thấy được hệ thống nào đang chiếm thị phần lớn.
Hình 3. Biểu đồ tròn cho thấy được thi ̣ phần giữa các hê ̣ thống
Hình 3. Thông tin da ̣ng bảng cung cấp thêm thông tin về hê ̣ thống b. Dạng tương tác được sử dụng :
Đối với dạng này, người quản trị quan tâm nhiều đến thị phần của các hệ thống. Vì vậy ngoài việc cho họ xem tất cả các hệ thống, ta nên cho họ xem thông tin về các hệ thống thỏa mãn một tiêu chí nào đó, hay xem chi tiết về việc truy cập ứng với hệ thống đó. Có 2 dạng tương tác chính:
• Xem thông tin bằng cách kích chọn một thành phần trên biểu đồ để có cái nhìn chi tiết hơn.
Hình 3. Xem thống kê các trình duyê ̣t liên quan đến Win XP
• Dùng bộ lọc để lọc ra những hệ thống thỏa mãn một tiêu chí nào đó mà người dùng quan tâm.
Hình 3. Xem thông tin hê ̣ thống có lượng truy câ ̣p > 30 3.1.2.3. Thống kê thông tin đường dẫn :
Đối với nhóm chức năng này thông tin thường có dạng {tên đường dẫn, số lượng}, người quản trị muốn xem thống kê truy cập các trang như thế nào. Vì vậy thông tin thường phải ở dạng chi tiết hơn.
a. Mô hình trực quan :
Đối với dạng này dạng biểu hiện thường là dạng bảng. Dạng này sẽ cho người dùng thấy được thông tin chi tiết hơn. Để xem thông tin một trường nào đó lớn nhất trong bảng, đơn giản chỉ cần chọn vào tên trường đó. Dạng biểu đồ sẽ không phù hợp để biễu diễn những thông tin này.
Hình 3. Thông tin đường dẫn dạng bảng b. Dạng tương tác được sử dụng:
Các dạng tương tác được sử dụng chính bao gồm:
• Dùng bộ lọc để xem thông tin các trang thỏa mãn tiêu chí nào đó.
• Xem thông tin trực tiếp trang đó: người dùng có thể đến trực tiếp trang đó khi phân tích.
• Sửa tên trang theo ý của người dùng: vì dữ liệu thu thập được ở dạng file log nên thông tin về tên trang không được thu thập. Do vậy nên cung cấp cơ chế này cho người dùng dễ nhớ hơn thay vì tên đường dẫn.
• View traffic: cho phép người dùng xem phân bố những truy cập đi qua đường dẫn đó theo thời gian để xem lượng truy cập qua đường dẫn đó theo thời gian như thế nào. Ví dụ: nếu một trang mà tỉ lệ người xem vào nhiều nhất thì chưa chắc nó đã hiệu quả, ta cũng phải xét đến việc truy xuất đến trang đó theo thời gian có đồng đều hay không hay chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian nào đó.
Hình 3. Các tương tác của người dùng trên đường dẫn 3.2. Chức năng phân tích truy xuất
3.2.1. Mô tả chức năng
Chức năng này cung cấp cho người quản trị cái nhìn chi tiết hơn về hành vi của người dùng trong trang web của mình, người dùng thường đi đến trang nào, những trang mà người dùng hay quan tâm nhất, những con đường mà người dùng hay thường đi giữa 2 trang bất kỳ, từ một trang bất kỳ người dùng hay đi đến những đâu. Chức năng này sẽ trả lời những câu hỏi đó qua 3 dạng sau:
• Phân tích các nguồn đến/nguồn đi đối với một nút bất kỳ cho trước: phân tích này sẽ cho thấy những nguồn đến/nguồn đi gần nhất đối với một nút bất kỳ cho trước. Dạng phân tích này sẽ trả lời cho câu hỏi người dùng đến trang web của mình từ trang nào và từ trang web của mình họ đi đến những trang nào nữa. Một điều cần chú ý rằng : phân tích này chỉ giúp trả lời câu hỏi “các nguồn đi, các đích đến nào mà người dùng hay sử dụng nhất?” (What) mà không quan tâm đến lượng người dùng như thế nào? (How many).
• Mở rộng một nút bất kỳ để phân tích: khi có một trang web mới hay một thay đổi nào đó thì phân tích này sẽ nói lên rằng việc truy cập của người dùng có đúng như dụng ý ban đầu của người thiết kế hay không. Nếu không đúng thì phân tích này sẽ cho họ những ngữ cảnh để tìm ra nguyên nhân. (How).
• Phân tích những con đường đi phổ biến giữa 2 nút: phân tích này cho thấy các con đường mà người dùng hay đi trong trang web của mình. Nó sẽ giúp cho người thiết kế đưa ra những thiết kế về trang web của mình hiệu quả hơn nữa nhằm phục vụ người dùng tốt hơn như tái cấu trúc lại các liên kết.
3.2.2. Mô hình trực quan và tương tác được sử dụng
Để mô hình chức năng này, mô hình trực quan được đề xuất là đồ thị. Mô hình này sẽ cung cấp cho người quản trị cái nhìn trực quan nhất, các đỉnh đại diện cho những trang web mà người dùng đã truy xuất, các cạnh đại diện cho lượt truy xuất giữa hai trang bất kỳ.
3.2.2.1. Phân tích nguồn đến /nguồn đi:a. Mô hình trực quan: a. Mô hình trực quan:
Dạng đồ thị được đề xuất cho chức năng này sẽ có một nút trung tâm nằm ở giữa (Layout Concentric Radial) đại diện cho nút được lựa chọn để phân tích. Xung quanh sẽ là các nút đại diện cho các nguồn đến, nguồn đi. Đồ thị này có thể được mô phỏng như sau:
Hình 3. Đồ thi ̣ da ̣ng trung tâm b. Dạng tương tác được sử dụng:
Dạng tương tác được sử dụng chủ yếu ở đây bao gồm :
• Xem thông tin một nút bất kỳ: cho phép chúng ta xem thông tin một nút bất kỳ khi di chuyển gần đến các nút đó.
• Xem nội dung một nút: khi phân tích, ta có thể xem nội dung một trang đó bằng cách kích chọn tên của nó. (hình trên)
• Xem thông tin truy cập giữa 2 nút bất kỳ: cho phép chọn một cạnh để xem phân bố truy cập giữa 2 nút trên cạnh đó theo thời gian như thế nào. (Hình trên)
• Cho người dùng chọn mức hiển thị: ví dụ người phân tích muốn xem những nguồn đến từ mức 2 hoặc mức 3. Điều này được tùy biến cho người dùng.
3.2.2.2. Mở rộng một nút bất kỳ:a. Mô hình trực quan: a. Mô hình trực quan:
(giống như chức năng trên)