Cloud Computinglàcơ sở hạ tầng phát triễn ứng dụng

Một phần của tài liệu Xây dựng ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng điện toán đám mây và nền tảngAndroid (Trang 31 - 34)

thương mại điện tử

Trong giai đoạn suy thoái kinh tế như hiện nay, việc ứng dụng một công nghệ hay một dịch vụ CNTT đáp ứng việc quản lý tốt, hiệu quả dữ liệu của riêng công ty cũng như dữ liệu khách hàng, đối tác là một trong những bài toán được ưu tiên hàng đầu và đang không ngừng gây khó khăn cho doanh nghiệp. Để có thể quản lý được nguồn dữ liệu đó, ban đầu các doanh nghiệp phải đầu tư, tính toán rất nhiều loại chi phí như chi phí cho phần cứng, phần mềm, mạng, chi phí cho quản trị viên, chi phí bảo trì, sửa chữa,…Ngoài ra họ còn

phải tính toán khả năng mở rộng, nâng cấp thiết bị; phải kiểm soát việc bảo mật dữ liệu cũng như tính sẵn sàng cao của dữ liệu. Để giải quyết vấn đề trên thì chúng ta thấy được rằng nếu có một nơi tin cậy giúp các doanh nghiệp quản lý tốt nguồn dữ liệu đó, các doanh

nghiệp sẽ không còn quan tâm đến cơ sở hạ tầng, công nghệ mà chỉ tập trung chính vào công việc kinh doanh của họ thì sẽ mang lại cho họ hiệu quả và lợi nhuận ngày càng cao hơn. Khái niệm “điện toán

đám mây” đã ra đời trong hoàn cảnh đó và đang dần trở nên quen

thuộc đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Mô hình dịch vụ điện toán đám mây

Với điện toán đám mây doanh nghiệp được nhiều lợi ích và cụ thể như sau:

- Tự phục vụ theo nhu cầu (On-demand self-service): Mọi yêu cầu đều được thực hiện thông qua việc gửi yêu cầu qua môi

trường internet, không cần tương tác trực tiếp với người cung cấp dịch vụ.

- Truy xuất diện rộng (Broad network access): Cloud Computing cung cấp mọi thứ trên nền tảng internet ( mọi thứ đều nằm trên mạng, người dùng chỉ cần một thiết bị đầu cuối có khả năng truy cập mạng và sử dụng). Chính vì thế với thiết bị cầm tay, có khả năng di dộng cao…. Vẫn có thể sử dụng dịch vụ Cloud Computing, điều đó dẫn đến tiềm năng mở rộng cao.

- Dùng chung tài nguyên (Resource pooling): Tài nguyên nhà cung cấp dịch vụ được sử dụng để cung cấp cho nhiều

người.Nhờ công nghệ ảo hóa,tài nguyên sẽ được phân phát theo nhu cầu người dùng theo từng thời điểm xác định.Nhờ đó mà nâng cao khả năng phục vụ cho nhiều người dùng trên một đơn vị tài nguyên hiện có.

- Khả năng co giãn (Rapid elasticity): Công nghệ Cloud

Computing cho phép khả năng tự động mở rộng hoặc thu nhỏ hệ thống tùy theo nhu cầu của người dùng. Khi nhu cầu tăng cao, hệ thống sẽ tự mở rộng bằng cách thêm tài nguyên vào. Khi nhu cầu giảm xuống, hệ thống sẽ tự giảm bớt tài nguyên. Mọi thứ đều được thực hiện một cách linh động và mềm

dẻo,hoàn toàn không thay đổi chất lượng dịch vụ với người dùng. Nhờ đó mà nhà cung cấp giảm thiểu được tài nguyên dư thừa,đồng thời khách hàng cũng được hưởng lợi từ việc giảm thiểu chi phí không cần thiết.

- Điều tiết dịch vụ (Measured service): Nhờ khả năng co giãn mà hệ thống có thể tự động kiểm soát và tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên (dung lượng lưu trữ, đơn vị xử lý, băng

thông…). Đảm bảo lợi ích cho cả người dùng và nhà cung cấp một cách minh bạch, rõ ràng.

Với điện toán đám mây chúng ta có thể dễ dàng lựa chọn các hình thức dịch vụ khác nhau phục vụ cho ứng dụng thương mại điện tử của mình.Dịch vụ nền tảng PaaS (Platform as a Service) là lựa chọn tốt nhất cho các doanh nghiệp muốn phát triển các phần mềm, phục vụ nhu cầu tính toán hoặc xây dựng thành dịch vụ website

thương mại điện tử, mà không quan tâm đến chi phí hay sự phức tạp của việc trang bị và quản lý các lớp phần cứng và phần mềm bên dưới.Dịch vụ App Engine của Google là một dịch vụ PaaS điển hình, cho phép khách hàng xây dựng các ứng dụng web với môi trường chạy ứng dụng và phát triển dựa trên các ngôn ngữ lập trình chạy trên máy ảoJava hoặc Python.

Một phần của tài liệu Xây dựng ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng điện toán đám mây và nền tảngAndroid (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(158 trang)
w