Thực trạng về việc làm

Một phần của tài liệu Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động tại thành phố Cần Thơ, trường hợp nghiên cứu ở quận Ô MÔN (Trang 65 - 76)

Lao động đang làm việc là những lao động có việc làm để tạo ra thu nhập, thời gian làm việc chiếm nhiều thời gian nhất trong các công việc mà người đó tham gia. Lao động đang làm việc không giới hạn trong độ tuổi lao động mà bao gồm cả những người ngoài độ tuổi tham gia lao động.

Trong tổng số người có khả năng lao động theo số liệu điều tra tại 2 phường (608 người) thì số lao động đang có việc làm tạo thu nhập chiếm 87%, số lao động bị thất nghiệp chiếm 1,6%. Ngoài ra số lao động đang làm công việc nội trợ chiếm 11% so với tổng số người có khả năng lao động (xem phụ lục 7). Những ngành nghề hiện tại là: nông nghiệp, công nhân, công nhân viên, thợ các loại (thợ may, thợ mộc, thợ sửa chữa điện tử, thợ hồ) và một số ngành nghề khác. Hiện tại nông nghiệp là ngành sản xuất chính ở khu vực nghiên cứu, nên kết quả điều tra cho thấy số lượng lao động đang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp cũng chiếm tỷ lệ lớn (39%), công nghiệp (33%) và trong lĩnh vực dịch vụ (khoảng 16%), ngoài ra nội trợ chiếm 12% (xem phụ lục 8).

4.2.2.1 Mối quan hệ giữa nghề nghiệp và nhóm tuổi của lao động

Phân tích mối quan hệ giữa hai yếu tố nghề nghiệp và nhóm tuổi của người lao động nhằm xem xét nghề nghiệp có khác biệt cao về độ tuổi hay không. Kết quả phân tích bảng 4.29 cho thấy, trong 529 người đang làm việc (không kể nội trợ, thất nghiệp, trẻ em đang học) thì phần đông lao động trong số này tham gia chủ yếu vào nông nghiệp (44,61%) và lĩnh vực công nhân xí nghiệp (34,22%), còn lại là các ngành nghề khác. Ngoài ra, lao động ở các lĩnh vực này phân bổ tập trung theo nhóm tuổi rõ rệt có nghĩa là ở các nhóm tuổi khác nhau thì việc làm ở các ngành nghề cũng khác nhau, điều này xác định ở mức ý nghĩa 1% (xem phụ lục 9). Cụ thể lao động tham gia sản xuất nông nghiệp thì tập trung phần lớn vào nhóm tuổi trên 30 tuổi, đối với công

nhân thì tập trung vào nhóm 15-34 tuổi, riêng các lĩnh vực khác thì phần lớn tập trung vào nhóm tuổi trẻ, khoẻ (xem bảng 4.29)

Các công ty, xí nghiệp ở các khu công nghiệp thường tuyển những lao động phổ thông với độ tuổi từ 18-35 nên phần lớn những lao động trong độ tuổi này đi làm công nhân ở các công ty xí nghiệp. Lao động trên 35 tuổi làm việc tập trung nhiều trong lĩnh vực nông nghiệp, vì lý do hầu hết gia đình đều có đất sản xuất; người lao động lớn tuổi không đáp ứng được yêu cầu của công ty, xí nghiệp; các nhà máy xí nghiệp mới phát triển và thu hút lao động mạnh trong những năm gần đây.

Đây là một vấn đề đặt ra với các ngành chức năng trong tương lai cụ thể là với điều kiện dân trí thấp, tay nghề thấp, công ty tuyển dụng lao động ở tuổi dưới 35, trong điều kiện đô thị hoá – công nghiệp hoá dẫn đến đất nông nghiệp ngày càng giảm. Những lao động làm việc đến độ tuổi 30-35 tuổi với nhiều lý do khác nhau không đáp ứng được nhu cầu công việc của xí nghiệp sẽ trở thành một đội quân thất nghiệp, nếu đội quân này không có tư liệu sản xuất như đất, vốn,… và không có sự hỗ trợ kịp thời thì họ sẽ trở thành gánh nặng cho xã hội trong tương lai. Bên cạnh đó với xu thế chuyển dịch lao động trẻ vào các ngành công nghiệp thì đây cũng là vấn đề đặt ra đối với lao động trong nông nghiệp vì còn lại chủ yếu là người lớn tuổi.

Bảng 4.29: Mối quan hệ giữa nghề nghiệp và nhóm tuổi

Ngành nghề Nhóm tuổi

1-14 15-29 30-44 45-59 >=60 Tổng theo hàng % cột tổng

Nông nghiệp 0 30 93 76 37 236 44,61

% theo hàng 0,00 12,71 39,41 32,20 15,68 100,00

Công nhân xí nghiệp 0 140 36 5 0 181 34,22

% theo hàng 0,00 77,35 19,89 2,76 0,00 100,00 Chạy Xe ôm 0 1 5 1 0 7 1,32 % theo hàng 0,00 14,29 71,43 14,29 0,00 100,00 Dịch vụ mua bán 0 11 10 10 3 34 6,43 % theo hàng 0,00 32,35 29,41 29,41 8,82 100,00 Thợ may/ thợ mọc/điện tử 0 7 2 1 0 10 1,89 % theo hàng 0,00 70,00 20,00 10,00 0,00 100,00 NV nhà nước 0 8 6 2 1 17 3,21 % theo hàng 0,00 47,06 35,29 11,76 5,88 100,00 Thợ hồ 1 7 5 2 0 15 2,84 % theo hàng 6,67 46,67 33,33 13,33 0,00 100,00 Làm thuê mướn 0 11 8 9 1 29 5,48 % theo hàng 0,00 37,93 27,59 31,03 3,45 100,00 18,90 Tổng theo cột 529 100,00

4.2.2.2 Mối quan hệ giữa nghề nghiệp và trình độ học vấn của lao động

Khi phân tích mối quan hệ giữa trình độ học vấn với việc lựa chọn nghề nghiệp cho thấy có sự phân biệt rất rõ về trình độ học vấn và lựa chọn việc làm trong hai lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp.

Qua bảng 4.30 cho thấy lao động mù chữ chiếm tỷ trọng làm việc trong hai lĩnh vực nông nghiệp - công nghiệp lần lượt là 50% - 12,5%; trình độ học vấn cấp 1 tỷ trọng làm việc trong hai lĩnh vực nông nghiệp - công nghiệp lần lượt là 53,59% - 21,55%; trình độ học vấn cấp 2 tỷ trọng làm việc trong hai lĩnh này lần lượt là 43,62% - 41,98%; trình độ học vấn cấp 3 tỷ trọng làm việc lần lượt là 28,1% - 42,7%, riêng trình độ học vấn cấp 3 làm việc ở nhân viên nhà nước (17,9%). Ngoài ra các ngành nghề khác có số lao động phân bổ thấp. Và sự khác biệt trên được xác định ở mức ý nghĩa 1% (xem phụ lục 10).

Qua phân tích trên cho thấy trình độ học vấn đã ảnh hưởng phần nào đến việc lựa chọn nghề nghiệp của người lao động, trình độ học càng cao thì khả năng thoát khỏi nông nghiệp càng lớn. Trong sản xuất nông nghiệp và nhu cầu về lao động của một số xí nghiệp không đòi hỏi trình độ mà chủ yếu họ cần những lao động phổ thông, có sức khoẻ và làm lao động chân tay. Do đó đã thu hút được lượng lớn lao động phổ thông trong vùng. Tuy nhiên, đối với một số nơi khác có công việc ổn định và thu nhập khá hoặc làm việc trong lĩnh vực hành chánh sự nghiệp thì đòi hỏi trình độ cao hơn nên những người muốn tham gia vào lĩnh vực này phần lớn có trình độ học vấn cao hơn so với những ngành nghề khác.

Bảng 4.30: Mối quan hệ giũa ngành nghề và trình độ học vấn

Chỉ tiêu Mù chữ % Cấp 1 % Cấp 2 % Cấp 3 %

Nông nghiệp 8 50,00 97 53,59 106 43,62 25 28,09 Công nhân xí nghiệp 2 12,50 39 21,55 102 41,98 38 42,70

Chạy xe ôm 0 0,00 2 1,10 4 1,65 1 1,12

Dịch vụ mua bán 2 12,50 16 8,84 8 3,29 8 8,99 Thợ may/thợ mộc/thợ điện

tử 1 6,25 2 1,10 6 2,47 1 1,12

Nhân viên nhà nước 0 0,00 0 0,00 1 0,41 16 17,98

Thợ hồ 1 6,25 4 2,21 10 4,12 0 0,00

Làm thuê/mướn 2 12,50 21 11,60 6 2,47 0 0,00

Tổng 16 100,00 181 100,00 243 100,00 89 100,00

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả)

4.2.2.3 Tính chất thu nhập và thay đổi việc làm của người lao động

Qua kết quả điều tra về tính chất thu nhập của lao động và hình thức việc làm cho thấy, hiện tại trên địa bàn nghiên cứu có khoảng 53% lao động làm việc tại nhà và 47% lao động làm thuê nhận tiền công, tiền lương. Kết quả điều tra cho thấy người lao động có nhiều hình thức nhận lương khác nhau như: thu nhập theo thời vụ, lương hàng tháng, lương công nhật hay lương theo sản phẩm…

Hình 4.6 cơ cấu tính chất thu nhập, có khoảng 47,83% lao động có thu nhập theo thời vụ; 25% lao động hưởng lương hàng tháng; 17% số lao động nhận lương theo sản phẩm và 11% số lao động hưởng lương công nhật (xem Phụ lục 11).

Trong tổng số lao động có thu nhập, chỉ có 25% lao động có thu nhập ổn định hàng tháng, và phần lớn là thu nhập không ổn định. Điều đó cũng phản ánh tính chất không ổn định thu nhập của vùng nghiên cứu. Với những công việc không ổn định thì trong tương lai việc thay đổi công việc hay nơi làm là khó tránh khỏi, thu nhập thấp và công việc không ổn định là một trong những lý do quan trọng dẫn đến thay đổi nghề nghiệp hiện tại của những lao động trong vùng.

Hình 4.6: Cơ cấu tính chất thu nhập

(Nguồn: Tổng hợp, xử lí từ kết quả điều tra của tác giả)

Thay đổi nghề nghiệp, nơi làm

Theo kết quả điều tra 608 người có khả năng làm việc (kể cả nội trợ và thất nghiệp) thì trong giai đoạn 2000-2005 có khoảng 79,1% không thay đổi nghề nghiệp trong thời gian qua còn lại 20,9% là có thay đổi nghề nghiệp.

Trong 20,9% số người có thay đổi việc làm thì phần lớn tập trung vào những người không có trình độ chuyên môn hoặc trình độ chuyên môn thấp. Nhóm lao động có tỷ lệ thay đổi nghề nghiệp cao hơn so với nhóm lao động có trình độ chuyên môn cao. Bảng 4.31 cho thấy tỷ lệ thay đổi nghề nghiệp của những lao động không có trình độ chuyên môn chiếm khoảng 58,3% trên tổng những người đang lao động có thay đổi

việc làm, trong khi đó tỷ lệ thay đổi nghề nghiệp của những lao động có trình độ chuyên môn bậc cao đẳng và đại học chỉ chiếm khoảng 2,36%.

Những lao động có trình độ cao đẳng và đại học trong địa bàn nghiên cứu, đa số làm việc trong lĩnh vực hành chánh sự nghiệp, công việc mang tính chất ổn định và phù hợp với chuyên môn, nên những lao động này ít có sự thay đổi nghề nghiệp. Đối với những lao động không có trình độ chuyên môn hay trình độ thấp thường tìm những công việc lao động chân tay, hay làm việc theo hợp đồng công nhật, những công việc mang tính chất không ổn định nên tỷ lệ lao động có thay đổi nghề nghiệp cao hơn so với những lao động có trình độ cao hơn.

Bảng 4.31: Tỷ lệ thay đổi nghề nghiệp đối với trình độ chuyên môn

Chỉ tiêu Không thay đổi % Có thay đổi %

Không có trình độ chuyên môn 389 80,87 74 58,27 Đào tạo không chính thức

28 5,82 14 11,02

Sơ cấp công nhân kỹ thuật 21 4,37 8 6,30

Trung học chuyên nghiệp 13 2,70 8 6,30

Cao đẳng/đại học 4 0,83 3 2,36

Tập huấn nông nghiệp 7 1,46 7 5,51

Tập huấn công nghiệp 19 3,95 13 10,24

Tổng 481

100,0

0 127 100,00

(Nguồn: Tổng hợp, xử lí từ kết quả điều tra của tác giả)

Một số lý do dẫn đến người lao động thay đổi nghề nghiệp, nơi làm

Việc thay đổi nghề nghiệp của lao động trong địa bàn nghiên cứu do nhiều lý do (xem phụ lục 12) nhưng có thể chia ra làm 2 nhóm lý do chính đó là: (i) nhóm lý do mà người lao động tự chủ động; (ii) nhóm lý do mà người lao động hoàn toàn bị động. Ngay sau đây là những lý do mà người lao động chủ động thay đổi việc làm:

Việc làm mới có thu nhập cao hơn: có thể nói thu nhập là mục tiêu chính của người lao động và nâng cao thu nhập của mình luôn là một điều mà phần lớn lao động mong muốn. Do đó người lao động (nhất là lao động trẻ) sẵn sàng thay đổi công việc hay làm ở nơi khác nếu việc làm mới có thu nhập cao hơn. Theo kết quả điều tra, có 47% lao động thay đổi công việc vì công việc mới có thu nhập cao hơn. Trong thực tế ở địa bàn nghiên cứu khu công nghiệp đang phát triển đây là một cơ hội cho những người lao động trong nông nghiệp hay làm thuê có thu nhập mang tính chất thời vụ, không ổn định nên chuyển sang lao động trong lĩnh vực công nghiệp (công nhân). Việc chuyển nơi làm việc từ

công ty này sang công ty khác cũng là một hình thức nhằm để cải thiện thu nhập của người công nhân trong lĩnh vực công nghiệp. Tuy nhiên, việc thay đổi nghề nghiệp hay nơi làm việc của người lao động đã gây ra sự biến động về số công nhân ở các công ty, cụ thể như vào mùa lúa thì công nhân xin nghỉ để phụ giúp gia đình. Chính vì vậy công ty phải tuyển công nhân thường xuyên để không ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất4.

Công việc mới “nhẹ” hơn: do trình độ học vấn lẫn chuyên môn của phần lớn lao động tại địa bàn nghiên cứu được đánh giá ở mức thấp dẫn đến việc tìm kiếm công việc phù hợp với trình độ và có thu nhập tương đối là một điều không dễ nên có những lao động phải chấp nhận làm những công việc mang tính chất 3D (tức là những công việc mang tính chất bẩn thỉu, khó khăn, nguy hiểm)5. Do vậy, khi có cơ hội nhóm lao động này sẵn sàng tìm việc thay thế nhẹ hơn chiếm khoảng 21%. Trong thực tế mức lương của một công nhân giữa các công ty không có sự chênh lệch nhiều nên họ sẽ chuyển sang làm việc ở công ty khác với những công việc mới nhẹ nhàng, phù hợp với khả năng và điều kiện của mình để thay thế cho công việc nặng nhọc, không phù hợp với khả năng mà trước đây họ phải làm.

Nơi làm việc mới gần nhà, đây là lý do dẫn đến thay đổi nghề nghiệp, có khoảng 5% thay đổi việc làm, họ khẳng định rằng khi làm việc xa nhà (như Bình Dương, Đồng Nai,…) tuy thu nhập cao hơn so với làm việc tại địa phương (khu công nghiệp Trà Nóc 1 & 2), nhưng chi phí sinh hoạt cao hơn rất nhiều (trong đó chi phí ăn, ở là hai chi phí lớn nhất) nên không tiết kiệm được nhiều, làm việc gần nhà tuy thu nhập thấp nhưng chi phí sinh hoạt thấp do không phải tốn chi phí ăn, ở nên tiết kiệm nhiều hơn và thời gian rãnh có thể phụ thêm việc nhà (làm ruộng, vườn).

Qua phân tích ta thấy 3 lý do thay đổi nghề nghiệp trên là những lý do mà bản thân người lao động chủ động tìm kiếm và thay đổi nghề nghiệp phù hợp với bản thân, có thu nhập cao và tiết kiệm nhiều hơn. Bên cạnh đó, có những lao động không muốn thay đổi nghề nghiệp nhưng do tính chất của công việc họ đang làm, hoàn cảnh gia đình, sức khoẻ, tuổi của chính bản thân họ mà buộc họ thay đổi nghề nghiệp, cụ thể:

Việc làm cũ không còn nữa: là lý do dẫn đến 11% lao động thay đổi việc làm. Phần lớn do những lao động thay đổi nghề nghiệp vì lý do này là những lao động làm thuê, làm hưởng lương ngày, theo sản phẩm (một số công ty chỉ tuyển thêm lao động làm tạm thời lúc có đơn đặt hàng nhiều), thợ hồ,… hay nói

4 Báo Cần Thơ. Ngành may mặc, chế biến thuỷ sản: Giải pháp nào để ổn định lực lượng công nhân?

5Nguyễn Văn Tài và ctv, 1998. Di dân tự do Nông thôn – thành thị ở TP. Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản Nông nghiệp. trang 68.

cách khác, là những nghề nghiệp có thu nhập theo tính thời vụ, sau khi kết thúc công việc hay khi công trình hoàn thành thì những lao động này không có việc làm nên họ phải tìm những công việc khác để thay thế. Trong thực tế, những người làm thợ hồ có cơ hội vào làm công nhân tại những nhà máy mà họ tham gia xây dựng khi các công ty này đi vào hoạt động, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc chuyển dịch lao động giữa các ngành nghề.

 Gia đình đơn chiếc khó khăn như có người bị bệnh hay những lao động nữ đang mang thai nên không thể tiếp tục làm việc phải nghỉ để chăm sóc sức khoẻ, đến khi có cơ hội để đi làm trở lại thì rất khó để xin làm việc tại nơi làm trước đây và họ sẽ tìm việc ở nơi khác hay chuyển sang làm ở lĩnh vực khác. Theo kết quả điều tra thì số người thay đổi nghề nghiệp vì gia đình đơn chiếc hay có con nhỏ chiếm gần 10% .

Người lao động bị bệnh cũng là lý do dẫn đến sự thay đổi nghề của 5% người lao động. Do tính chất của công việc liên tục nên công ty sẽ tuyển người thay thế những lao động bị bệnh, không đáp ứng yêu cầu về sức khoẻ. Sau khi phục hồi sức khoẻ, những lao động này khó được nhận trở lại để làm việc nên họ phải tìm việc làm mới. Qua đó ta thấy sức khoẻ người lao động tại các công ty

Một phần của tài liệu Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động tại thành phố Cần Thơ, trường hợp nghiên cứu ở quận Ô MÔN (Trang 65 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w