Hoàn thiên hệ thống văn bản quản lý về thương mại nội địa.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 46 - 48)

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QLNN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI NỘI ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIA

2.1.Hoàn thiên hệ thống văn bản quản lý về thương mại nội địa.

2. Hệ thống giải pháp để nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động thương mại nội địa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

2.1.Hoàn thiên hệ thống văn bản quản lý về thương mại nội địa.

Trong nền kinh tế thị trường, công cụ chủ yếu để Nhà nước sử dụng trong quản lý kinh tế là hệ thống pháp luật. Hệ thống pháp luật càng chặt chẽ, đồng bộ thì việc quản lý của Nhà nước càng thuận lợi, chặt chẽ bấy nhiêu. Để thúc đẩy các ngành kinh tế nói chung và TMNĐ nói riêng phát triển, đòi hỏi Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật để thể chế hóa các chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực hoạt động thương mại trong nước. Đảm bảo tạo hành lang pháp lý rỏ ràng, minh bạch cho các thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực thương mại và cũng tạo điều kiện cho công cuộc quản lý của các cơ quan chức năng của nhà nước thực hiện chức năng QLNN về kinh tế của mình.

Trong những năm vừa qua, hệ thống pháp luật và đặc biệt là pháp luật về kinh tế đã và đang từng bước được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hơn. Trong những năm tiếp theo trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và đặc biệt là trong lộ trình sửa đổi những quy định hậu WTO thì dỡ bỏ tất cả các rào cản kinh tế, hạn chế các chính sách hỗ trợ của nhà nước để đảm bảo mọi thành phần kinh tế, mọi loại

hình hoạt động kinh tế đều bình đẳng hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật.

Việc hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về kinh tế nói chung và về thương mại nội địa nói riêng phải được tiến hành từng bước dựa trên nhưng điều kiên, yêu cầu cụ thể của thị trường và có chương trình, kế hoạch và trật tự ưu tiên cụ thể.

Trước hết, cần rà soát lại toàn bộ hệ thống pháp luật về kinh tế để phát hiện và sửa chữa kịp thời những văn bản, nhưng quy định còn chồng chéo, chưa phù hợp với điều kiên thực tế, với yêu cầu cam kết và quy định của Thông lệ quốc tế, mà trước hết là các quy tắc, quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Việc rà soát này cần có sự tham gia rộng rãi của các chuyên gia, các nhà làm luật, các nhà quản lý, những thương nhân và toàn thể nhân dân. Ngoài ra, việc tổ chức, kiểm nghiệm lại hiệu lực thi hành các văn bản pháp luật đã ban hành là vấn đề quan trọng nhằm giúp việc sửa đổi, bổ sung kịp thời các văn bản pháp luật nhằm đáp ứng cho hoạt động kinh doanh của các thương nhân có hiệu quả hơn. Kiến nghị lên Chính phủ và Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ các văn bản không còn phù hợp. Xây dựng các văn bản mới điều chỉnh các quan hệ mới phát sinh trong lĩnh vực thương mại nội địa.

Khi ban hành ra các văn bản luật, yêu cầu đặt ra là đòi hỏi các cơ quan chức năng cần ban hành các văn bản dưới luật, các thông tư hướng dẫn việc thực hiện một cách đồng bộ, kịp thời để tránh tình trạng Luật chờ Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện.

Để góp phần đảm bảo việc thực thi pháp luật và để các văn bản pháp luật đã ban hành thật sự đi vào cuộc sống thì bên cạnh việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục thì cũng cần có cơ chế để thực hiện, đảm bảo cho nhân dân và các thương nhân giám sát đối với các cơ quan thực thi pháp luật, cũng như nghiêm chỉnh thi hành và đảm bảo thi hành pháp luật đối với mọi công dân, thương nhân và tổ chức.

Như vậy, việc hoàn chỉnh hệ thống pháp luật sẽ cung cấp một khung pháp lý đầy đủ, đồng bộ, nhất quán, minh bạch, vững chắc làm căn cứ cho các thương nhân kinh doanh thuận lợi, hiệu quả.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 46 - 48)