Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp, xây dựng đơn giá tiền lương và quản lý tiền lương Thu nhập ở doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tiền lương và lao động tại Công ty hoá chất 21 (Trang 55 - 65)

III. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY

2.3.Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp, xây dựng đơn giá tiền lương và quản lý tiền lương Thu nhập ở doanh nghiệp.

T Nội dung công việc

2.3.Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp, xây dựng đơn giá tiền lương và quản lý tiền lương Thu nhập ở doanh nghiệp.

quản lý tiền lương- Thu nhập ở doanh nghiệp.

a) Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp

Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp chung hiện nay là 290.000đ; mức lương tối thiểu được điều chỉnh tăng thêm(cộng thêm ) so với mức lương tối thiểu chung; hệ số điều chỉnh tăng thêm(Kđc) tối đa là 2 lần khi thoả mãn các điều kiện sau:

- Nộp ngân sách nhà nước theo quy định của nhà nước

- Mức tăng tiền lương bình quân phải thấp hơn mức tăng năng suất lao động bình quân.

- Lợi nhuận kế hoạch không thấp hơn so với lợi nhuận thực hiện của năm trước.

- Đối với doanh nghiệp được Bộ Quốc Phòng giao nhiệm vụ thì phải hoàn thành nhiệm vụ được giao cả về số lượng, chất lượng và thời gian.

b) Xây dựng đơn giá tiền lương chung của doanh nghiệp được thực hiện theo các bước sau:

b1. Xác định chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh để xây dựng đơn giá tiền lương:

Căn cứ vào các tính chất, đặc điểm sản xuất, kinh doanh của mình, doanh nghiệp lựa chọn các hình chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh sau đây để xây dựng đơn giá tiền lương:

- Tổng doanh thu.

- Tổng doanh thu trừ tổng chi phí.

- Tổng sản phẩm tiêu thụ( kể cả sản phẩm quy đổi) - Lợi nhuận.

Các chỉ tiêu: Tổng doanh thu, Tổng doanh thu trừ chi phí chưa có lương, lợi nhuận được tính theo quy đinh tại Nghị định 199/2004/NĐ-CHI PHÝ ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ. Chỉ tiêu tổng sản phẩm tiêu thụ (kể cả sản phẩm quy đổi) được tính theo thông tư 06/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05/01/2005 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.

b2. Xác định các thông số để xây dựng đơn giá tiền lương Các thông số để xây dựng đơn giá tiền lương, bao gồm:

- Mức lao động tổng hợp của đơn vị sản phẩm (Tsp) hoặc lao động định mức của doanh nghiệp (Lđb), được xây dựng theo quy định tại Thông tư 06/2005/TT- BLĐTBXH ngày 05/01/2005 của Bộ lao động- Thương binh và Xã hội.

- Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp (Tlmindn), được tính theo công thức:

Tlmindn = Tlmin (1+ Kđc)

Trong đó:

Tlmin: Mức lương tối thiểu chung

Kđc: Hệ số điều chỉnh tăng thêm so với mức lương tối thiểu chung do doanh nghiệp lựa chọn theo quy định về điều kiện tại điểm a

- Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân tính trong đơn giá tiền lương (Hcb)

Hcb được tính trên cơ sở cấp bậc công việc bình quân của công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh và hệ số lương bình quân cuả lao động gián tiếp (không kể TGĐ, GĐ, thành viên chuyên trách của HĐQT). Cấp bậc công việc được xác định căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, trình độ kỹ thuật - công nghệ và yêu cầu chất lượng sản phẩm, công việc

- Hệ số phụ cấp bình quân tính trong đơn giá tiền lương (Hpc).

Hpc được tính căn cứ vào đối tượng và mức phụ cấp được hưởng của từng loại phụ cấp do nhà nước quy định. Gồm: Phụ cấp khu vực, phụ cấp trách nhiêm, phụ cấp độc hại, phụ cấp thu hút, phụ cấp lưu động, phụ cấp giữ chức vụ trưởng phòng, phó trưởng phòng và tương đương.

Đối với các doanh nghiệp quân đội, người lao động của doanh nghiệp còn được áp dụng phụ cấp quốc phòng, an ninh(QPAN). Phụ cấp này có 2 mức:50% và 30% lương cơ bản, tính cho toàn bộ lao động nhu cầu (lao động cần thiết). Áp dụng mức nào là tuỳ theo công việc do người lao động đảm nhiệm, cụ thể như sau:

+ Mức 50% áp dụng cho các công việc:

- Sản xuất, sữa chữa, lắp ráp, bảo quản, vận chuyển vũ khí, khí tài, bom mìn, đạn dược, hoá chất, thuốc nổ.

- Tiêu huỷ, chế thử, thử vũ khí, khí tài, bom mìn, đạn dược, các vật nổ khác, hoá nghiệm nhiên liệu, hoá nghiệm hoá học.

+ Mức 30% áp dụng cho các công việc khác.

Đối với các chức danh là Phó phòng, Phó quản đốc và tương đương trở lên (không kể thành viên HĐQT, TGĐ, GĐ) làm việc tại các doanh nghiệp có sản xuất, sửa chữa vũ khí, khí tài quân sự hoặc đóng quân trên địa bàn chiến (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lược thì được áp dụng mức phụ cấp 50%, tại các doanh nghiệp khác thì áp dụng mức 30%.

Các loại phụ cấp nói trên được tính trong đơn giá tiền lương, hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh và được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng. Việc chi trả phụ cấp lương căn cứ vào tính chất công việc, điều kiện lao động và đối tượng thuộc diện được hưởng phụ cấp, không phân biệt diện bố trí lao động.

- Tiền lương của cán bộ chuyên trách đoàn thể do tổ chức đoàn thể trả lương (Vđt).

Đối với các bộ chuyên trách do đoàn thể trả lương thì phần chên lệch giữa tiền lương theo mức tối thiểu của doanh nghiệp lựa chọn với lương do tổ chức đoàn thể trả được cộng vào để xác định đơn giá tiền lương của doanh nghiệp.

- Tiền lương tính thêm khi làm việc vào ban đêm (Vlđ)

Vlđ được tính bằng 30% tiền lương làm việc ban ngày của số lao động làm việc vào ban đêm đã xác định trong kế hoạch.

b3. Xây dựng đơn giá tiền lương:

Doanh nghiệp lựa chọn một trong 4 phương án dưới đây để xây dựng đơn giá tiền lương:

- Phương pháp tính đơn giá tiền lương trên doanh thu, áp dụng theo công thức:

Vđg =

[Lđb x Tlmin x ( Hcb + Hpc) + Vđt] x 12 tháng + Vlđ

Tkh

Trong đó:

Vđg: Đơn giá tiền lương tính trên doanh thu

Chú ý: Những doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính đơn giá tiền lương trên doanh thu nếu hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều ngành nghề, thì đơn gía tiền lương tính riêng cho từng ngành nghề.

- Phương pháp tính đơn giá tiền lương trên tổng doanh thu trừ tổng chi phí chưa có lương, áp dụng theo công thức:

Vđg =

[Lđb x Tlmin x ( Hcb + Hpc) + Vđt] x 12 tháng + Vlđ

Tkh - ∑Ckh

Trong đó:

Vđg: đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu trừ tổng chi phí chưa có lương

Ckh: Tổng chi phí kế hoạch chưa có lương.

- Phương pháp tính đơn giá tiền lương trên lợi nhuận, áp dụng theo công thức:

Vđg = [Lđb x Tlmin x ( Hcb + Hpc) + Vđt] x 12 tháng + Vlđ Pkh

Trong đó:

: Đơn giá tiền lương tính trên lợi nhuận.

Lđb; Tlmindn; Hcb; Hpc; Vđt; Vlđ: như đã xác định ở trên

Pkh: Lợi nhuận kế hoạch.

Phương pháp tính đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi), áp dụng theo công thức:

Vđg = Vgiờ x Tsp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong đó:

Vđg: Đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi).

V giờ: Tiền lương giờ để tính đơn giá tiền lương, được tính bằng cách lấy tiền lương tháng kế hoạch bình quân chia cho 26 ngày và chia 8 giờ.

Tsp: Mức lao động tổng hợp của một đơn vị sản phẩm (đơn vị tính là giờ - người/đơn vị sản phẩm)

b4. Đăng kí đơn giá tiền lương:

Sau khi xây dựng đơn giá tiền lương, doanh nghiệp phải đăng kí với cấp có thẩm quyền và phải được cấp có thẩm quyền chấp nhận trước khi thực hiện.

Hồ sơ đăng kí đơn giá tiền lương của doanh nghiệp báo cáo về cấp thẩm quyền, gồm:

Công văn đề nghị phê duyệt đơn giá tiền lương của doanh nghiệp, kèm theo các biểu sau (Dưới biểu phải có GD ký và đóng dấu):

Biểu 1/ĐGL: Kế hoạch sản phẩm dịch vụ và các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu.

Biểu 2/ĐGL: Định mức lao động tổng hợp của đơn vị sản phẩm (áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất)

Biểu 3/ĐGL: Nhu cầu lao động và hệ số sử dụng thời gian lao động Biểu 4/ĐGL: Tổng hợp tính đơn giá tiền lương chung của doanh nghiệp

Phụ biểu 4/ĐGTL: Giải trình cơ cấu doanh thu theo yếu tố chi phí trong doanh thu.

c. Xác định quỹ lương kế hoạch.

Quỹ lương kế hoạch ( Vkh ) được xác định theo công thức:

Vkh = Vkhđg + Vkhcđ Vkhcđ = Vpc + Vbs

Trong đó:

Vkhđg: Quỹ lương kế hoạch theo đơn giá tiền lường.

Vkhcđ: Quỹ lương kế hoạch theo chế độ (không tính trong đơn giá tiền lương)

Vkhđg = Vđg x Csxkh Vđg: Đơn gía tiền lương tính theo quy định ở trên

Csxkh: Chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh

Vpc: Các khoản phụ cấp lương và các chế độ khác (nếu cớ) không được tính trong đơn giá tiền lương, bao gồm: Phụ cấp thợ lặn, phụ cấp đi biển; chế độ thưởng an toàn hàng không , thưởng vận hành, an toàn điện, tính theo đối tượng và mức được hưởng theo quy định của Nhà nước.

Vbs: Tiền lương của những ngày nghỉ được hưởng theo quy định của Bộ Luật Lao động (gồm: nghỉ phép năm, nghỉ việc riêng, nghỉ tết, nghỉ theo chế độ lao động nữ) áp dụng đối với doanh nghiệp xây dựng đơn giá tiền lương theo đơn vị sản phẩm mà khi xây dựng mức lao động chưa tính đến.

d. Xác định quỹ lương thực hiện

Quỹ lương thực hiện (Vth) được xác định theo công thức:

Vth = Vthđg + Vthcđ

Trong đó:

Vthđg: Quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền lương

Vthcđ: Quỹ tiền lương thực hiện theo chế độ (không tính trong đơn giá tiền lương)

Vthđg, Vthcđ được xác định như sau:

d1: Xác định quỹ lương thực hiện theo đơn giá tiền lương (Vthđg) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, năng suất lao động và lợi nhuận của công ty để xác định quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền lương, cụ thể như sau:

d1.1. Quỹ lương thực hiện theo kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh được tính theo công thức:

Vthđg = Đg x Csxth (8)

Trong đó:

Đg: Đơn giá tiền lương đã đăng ký và được cấp có thẩm quyền chấp thuận

Csxth: Chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh thực hiện

Chú ý: Khi xác định chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh thực hiện, nếu có yếu tố làm tăng so với kế hoạch mà không do năng suát lao động tạo ra thì phải loại trừ ra khỏi chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh thực hiện.

d1.2. Điều chỉnh quỹ lương thực hiện theo năng suất lao động (NSLĐ) bình quân và lợi nhuận (LN) thực hiện

- Đối với công ty có NSLĐ bình quân và LN thực hiện bằng hoặc cao hơn kế hoạch thì quỹ lương thực hiện theo đơn giá tiền lương được tính theo công thức (8).

- Đối với công ty có NSLĐ bình quân và LN thực hiện bằng hoặc cao hơn kế hoạch thì phải điều chỉnh quỹ tiền lương thực hiện theo cong thức sau:

Vthđgđc = Vthđg – Vw – Vp (9)

Trong đó:

Vthđgđc: Là quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền lương sau khi điều chỉnh

Vthđg: Quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền lương

Vw: Quỹ tiền lương điều chỉnh theo NSLĐ, được tính theo công thức:

Vw = Vthđg x (1 – Wth/Wkh) (10)

Wth, Wkh: Năng suất lao động thực hiện bình quân và năng suất lao động kế hoạch bình quân chung của công ty, được xác định theo quy định tại thông tư số 09/2005/TT.

Vp: Quỹ tiền lương điều chỉnh thưo lợi nhuận (đối với trường hợp sau khi điều chỉnh quỹ tiền lương thực hiện theo năng suất lao động mà lợi nhuận kế hoạch), được tính theo 1 trong 2 cách sau đây:

Cách 1: Điều chỉnh quỹ tiền lương theo mức tuyệt đối, tương ứng với số lợi nhuận giảm, được tính theo công thức sau:

Vp = Pkh – Pth

Trong đó:

Vp: Quỹ tiền lương điều chỉnh theo lợi nhuận

Pkh: Lợi nhuận kế hoạch

Vth: Lợi nhuận thực hiện

Cách 2: Quỹ tiền lương theo mức tương đối, được tính theo công thức sau:

Vp = (Vthđg – Vcđ - Vw) x (1 – Pth/Pkh) x 0,5

Trong đó:

Vp: Quỹ tiền lương điều chỉnh theo lợi nhuận

Vthđg: Quỹ tiền lương điều chỉnh theo đơn giá tiền lương

Vcđ: Quỹ tiền lương chế độ, được xác định bằng số lao động định mức nhân với hệ số lương theo cấp bậc công việc bình quân, hệ số phụ cấp lương bình quân và mức lương tối thiểu chung (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vw: Quỹ tiền lương điều chỉnh NSLĐ

Pth: Lợi nhuận thực hiện( sau khi điều chỉnh quỹ tiền lương thực hiện)

Pkh: Lợi nhuận kế hoạch

- Đối với Công ty có NSLĐ thực hiện bình quân thấp hơn kế hoạch và lợi nhuận thực hiện bằng hoặc cao hơn kế hoạch thì phải điều chỉnh quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền lương theo công thức sau:

Trong đó:

Vthđgđc: Quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền lương sau khi điều chỉnh

Vthđg: Quỹ tiền lương thực theo đơn gía tiền lương

Vp: Quỹ tiền lương thực hiện theo lợi nhuận, được tính theo 1 trong 2 cách sau đây:

Cách 1: Điều chỉnh quỹ tiền lương theo mức tuyệt đối, tương ứng với số lợi nhuận giảm, được tính theo công thức (11)

Cách 2: Điều chỉnh quỹ tiền lương theo mức tương đối, được tính theo công thức sau:

Vp= [( Vthđg – Vcđ) x ( 1 – Pth/Pkh) ] x 0,5

Trong đó:

Vp: Quỹ tiền lương điều chỉnh theo lợi nhuận

Vthđg: Quỹ tiền lương điều chỉnh theo đơn giá tiền lương

Vcđ: Quỹ tiền lương chế độ, được xác định bằng số lao động định mức với hệ số lương theo cấp bậc công việc bình quân, hệ số phụ cấp lương bình quân mức lương tối thiểu chung;

Pth: Lợi nhuận thực hiện

Pkh: Lợi nhuận kế hoạch.

Lưu ý: Quỹ tiền lương thực hiện sau khi điều chỉnh theo NSLĐ và LN nêu trên nếu thấp hơn quỹ lương chế độ thì tính bằng quỹ lương chế độ(Vcđ).

d2. Xác định quỹ lương thực hiện theo chế độ không tính trong đơn giá tiền lương( Vthcđ)

Trong đó:

Vpc: Các khoản phụ cấp lương và chế độ khác( nếu có) không được tính trong đơn giá tiền lương, bao gồm: Phụ cấp thợ lặn, phụ cấp đi biển, chế độ thưởng an toàn hàng không, thưởng vận hành an toàn điện, tính theo đối tượng và mức được hưởng theo quy định của Nhà nước.

Vbs: Tiền lương của những ngày được nghỉ được hưởng theo quy định của Bộ luật Lao động( gồm: Nghỉ phép năm, nghỉ tết, nghỉ theo chế độ lao động nữ) áp dụng với doanh nghiệp xây dựng đơn giá tiền lương theo đơn vị sản phẩm mà khi xây dựng định mức lao động chưa tính đến.

Vlđ: Tiền lương làm việc ban đêm, được tính theo số giờ làm việc vào ban đêm để thực hiện công việc phát sinh chưa xác định trong quỹ tiền lương kế hoạch.

e. Quy chế trả lương

Doanh nghiệp có trách nhiệm xây dưng quy chế trả lương để trả lương cho người lao động trong danh sách của doanh nghiệp mình, đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch, đáp ứng được những nguyên tắc phân phối theo lao động, phát huy được vai trò đòn bẩy kinh tế của tiền lương, hướng người lao động vì lợi ích tiền lương mà hăng say làm việc, đóng góp nhiều vào sự nghiệp phát triển doanh nghiệp.

Quá trình xây dựng quy chế trả lương phải có ý kiến tham gia của BCH công đoàn doanh nghiệp. Quy chế trả lương được phổ biến đến từng người lao động; đăng ký với cấp có thẩm quyền và được cấp có thẩm quyền chấp thuận trước khi thực hiện.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tiền lương và lao động tại Công ty hoá chất 21 (Trang 55 - 65)