Nguyên nhân đói nghèo của huyện Vĩnh Bảo

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp xóa đói giảm nghèo ở huyện Vĩnh Bảo - Thành phố Hải phòngx (Trang 42 - 46)

Đói nghèo của huyện Vĩnh Bảo qua phân tích ở trên còn khá cao so với mức trung bình của cả nước nói chung và so với các quận, huyện của thành phố nói riêng, thực trạng đó được phân tích qua một số nguyên nhân như sau:

a) Nguyên nhân do đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội

+ Vị trí địa lý không thuận lợi: Vĩnh Bảo là một huyện nằm xa trung tâm thành phố, cách thành phố Hải Phòng gần 40 km, vì vậy vấn đề đi lại còn gặp khó khăn do đường xa, cơ sở hạ tầng đường sá đã được nâng cấp và xây dựng nhưng chưa cao, chưa đầy đủ, còn ngăn sông cách đò. Đặc biệt là tại bến phà Khuể nối huyện Tiên Lãng với Kiến An rất rộng, cản trở việc giao thông đi lại tốn thời gian đi lại qua phà. Do đó hạn chế cho việc giao lưu với các huyện, tỉnh, thành phố khác và khó khăn việc phát triển kinh tế – xã hội, tiếp thu những kinh nghiệm sản xuất của các huyện khác, khó tiếp cận được với các nguồn lực phát triển như tín dụng, khoa học kỹ thuật, công nghệ, thị trường. Đây là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nghèo đói cao của huyện và hạn chế trong công tác xoá đói giảm nghèo.

+Hạn chế tài nguyên thiên nhiên để phát triển cơ sở công nghiệp và khu du lịch, dịch vụ mà trong thế kỳ 21 này công nghiệp, dịch vụ một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế xã hội trong thế kỷ 21. Do vậy mức độ phát triển kinh tế của huyện còn chậm chủ yếu sản xuất nông nghiệp thuần tuý, thu nhập thấp và bấp bênh.

+ Cơ cấu lao động – việc làm

Bảng 2.11: Số lao động có việc làm ở huyện Vĩnh Bảo qua các năm 2001– 2003

Đơn vị tính: Người

Năm 2001 2002 2003

Việc làm ổn định 33.810 35.303 37.322

Việc làm không ổn định 43.470 41.120 40.193

Thiếu việc làm 19.320 19.127 18.183

Nguồn: Số liệu Phòng thống kê huyện Vĩnh Bảo

Số lao động có việc làm ổn định là 33.810 người, đạt 35%, số người có việc làm không ổn định là 45%, số người thất nghiệp là 20% (năm 2001). Đến năm 2003 số lao động có việc làm tăng 3.512 người (gần 4%), tỷ lệ thất nghiệp là 19%.

Qua phân tích bảng số liệu trên cho thấy lực lượng lao động của huyện khá đông nhưng số lao động có việc làm ổn định thấp, tỷ lệ thất nghiệp quá cao, gấp hơn 3 lần tỷ lệ thất nghiệp trung bình cả nước (6%). Trong khi đó tỷ lệ lao động có việc làm không ổn định chiếm tỷ lệ cao nhất (trên 40%), cho thấy những công việc chủ yếu là bán thời gian, do sản xuất nông nghiệp là chính, nhiều thời gian nhà rỗi, họ buôn bán nhỏ, làm nghề xe ôm, … do đó mức thu nhập thấp, bấp bênh, dẫn tới đời sống sinh hoạt không đảm bảo, thiếu thốn, không có tích luỹ, dự phòng cho tương lai. Do vậy khi gặp bất hạnh rủi ro họ dễ rơi vào tình trạng nghèo đói.

Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động của lực lượng lao động thường xuyên của huyện được gia tăng nhưng vẫn còn chậm. Năm 2002 đạt 76,5% tăng so với năm 2000 là 2,3%. Năm 2003 huyện đã giải quyết việc làm cho 1.949

người, tăng 576 người, tuy nhiên tỷ lệ thất nghiệp còn rất cao, dẫn đến tình trạng nhiều gia đình chỉ có một lao động chính làm nuôi cả gia đình dẫn đến tình trạng nghèo đói do hiện tượng ăn bám.

+ Thu nhập: Thu nhập bình quân đầu người/tháng của hộ gia đình thấp, trung bình là 350.000đ/tháng, thấp hơn cả nước là 16.100đ/tháng; hộ thuần nông là 200.000đ/tháng, cao nhất là hộ buôn bán 650.000đ/tháng.

Thu nhập từ nông nghiệp là chủ yếu, chiếm tỷ lệ lớn tạo ra sự bất ổn trong thu nhập và đời sống, bởi đặc trưng của sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên. Do dân số nông nghiệp chiếm gần 90% dân số toàn huyện nên thu nhập từ nông nghiệp thấp chỉ đủ chi tiêu cho các nhu cầu cơ bản của gia đình, bản thân. Họ không có phần tích lũy để đầu tư cho sản xuất, dự phòng và không được hưởng thụ các dịch vụ như chăm sóc sức khỏe, y tế, giáo dục,… Không có điều kiện tiếp xúc với những tiến bộ xã hội. Suy nghĩ của người dân hạn chế tư tưởng lạc hậu trong sản xuất và sinh hoạt.

Bảng 2.12: Bình quân thu nhập đầu người/tháng của hộ dân huyện Vĩnh Bảo năm 2002

Loại hộ (người) Thu nhập (1.000đ)

Chung cho các hộ nông thôn 350

Hộ thuần nông 200

Hộ nông nghiệp kiêm nghề khác 300

Hộ ngành nghề 400

Hộ buôn bán 650

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Vĩnh Bảo

+Tỷ lệ thất học thấp nhưng trình độ dân trí nhận thức của người dân chưa cao

Theo số liệu thống kê năm 2003, 30 xã, thị trấn huyện Vĩnh Bảo đều có trường học cấp 1, cấp 2 với 62 trường và 977 lớp học, tỷ lệ người mù chữ là không đáng kể, nhưng trình độ dân trí thấp chủ yếu là con cái của các hộ nông

tế, họ không có đủ tiền cho con ăn học và một nguyên nhân khác là do tư tưởng lạc hậu, với họ chỉ học để biết chữ rồi về cày cấy, sản xuất nông nghiệp.

Do trình độ dân trí thấp nên tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động không có chuyên môn kỹ thuật cao (82%), số lao động tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học là thấp.

+ Tiềm năng phát triển kinh tế của huyện chưa được khai thác một cách hiệu quả

Mặc dù không có nguồn tài nguyên khoáng sản nhưng Vĩnh Bảo có nhiều làng nghề truyền thống như nghề đúc tượng ở Thôn Bảo Hà (xã Đồng Minh), múa rối nước ở Nhân Hòa, … tuy nhiên trong những năm qua, huyện và xã chưa chú trọng đầu tư, phát triển làng nghề trước nhất là củng cố làng nghề, phát triển kinh tế – xã hội tại địa bàn xã, tăng thu nhập cho người dân, hai là thu hút khách đến với huyện, từ đó mở rộng quan hệ giao lưu buôn bán.

Năm 2004, Uỷ ban nhân dân xã Đồng Minh đã mạnh dạn phát triển xã thành làng nghề du lịch thu hút khách trong và ngoài nước, đã phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội của xã.

b) Nguyên nhân do bản thân người nghèo

Trình độ và kiến thức sản xuất của người nghèo còn thấp nên họ có những suy nghĩ, tâm lý khác người giàu. Họ chưa có hoạt động kinh doanh, không có sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. Do thiếu vốn, kinh nghiệm nên thường sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, không có tư tưởng mở rộng sản xuất theo kiểu trang trại.

Do nghèo nên họ không có điều kiện đi đây đi đó và cả sự mặc cảm tự ti nên họ chỉ quanh quẩn ở trong nội bộ huyện, không tiếp xúc với bên ngoài để mở mang tầm hiểu biết về giống mới, kinh nghiệm làm ăn.

Qua kết quả điều tra năm 2001, nguyên nhân dẫn đến nghèo của các hộ nghèo.

- Do thiếu vốn sản xuất, có: 6.386 hộ = 63%.

- Có lao động nhưng không có việc làm: có 1.520 hộ = 15%. - Do thiếu kinh nghiệm sản xuất có 1.110 hộ = 11%.

- Do các nguyên nhân khác.

(Đông con, ốm đau, mắc tệ nạn xã hội), có 1.100 hộ = 11%.

c) Nguyên nhân do thực hiện các chính sách cho người nghèo

- Việc tiếp nhận thông tin về các chủ trương, chính sách còn chậm và thiếu đồng bộ dẫn đến kế hoạch và tiến trình thực hiện chính sách ở các xã, thị trấn chậm trễ và hiệu quả không cao.

- Những chính sách, dự án giành cho người nghèo chưa được chưa được áp dụng một cách triệt để. Nhiều thôn, xã người nghèo, hộ nghèo vẫn chưa thực sự tiếp cận với các chính sách xoá đói giảm nghèo. Các chính sách vay vốn ưu đãi đòi hỏi thủ tục phức tạp trong khi đó người nghèo không đủ điều kiện đáp ứng đặc biệt là vấn đề thế chấp bởi họ đã nghèo thì không có gì đảm bảo. Nguồn kinh phí cấp phát chưa chặt chẽ, một số nơi còn lãng phí và thất thoát quỹ xoá đói giảm nghèo.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp xóa đói giảm nghèo ở huyện Vĩnh Bảo - Thành phố Hải phòngx (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w