Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945

Một phần của tài liệu Tỉnh hoà bình trong công cuộc vận động cách mạng và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền (1930 – 1945) (Trang 95 - 118)

6 Cấu trúc luận văn

3.3 Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945

Đầu tháng 8-1945, cục diện Chiến tranh thế giới thứ hai đã bước vào thời điểm quyết định với sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít. Ở châu Âu, phát xít Italia, phát xít Đức đã bị tiêu diệt. Sau khi tấn công vào hang ổ ở Béclin, tiêu diệt phát xít Đức tháng 5-1945. Ngày 14-8-1945, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng quân Đồng Minh. Những sự kiện trên đã làm cho hệ thống chính quyền Nhật ở Đông Dương hoang mang cao độ. Ở trong nước, cao trào kháng Nhật của nhân dân ta diễn ra vô cùng quyết liệt, khí thế cách mạng sục sôi khắp nơi. Các lực lượng trung gian đã ngả hẳn về phía cách mạng. Điều

kiện khách quan và chủ quan cho cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền toàn quốc nói chung và toàn tỉnh Hoà Bình đã chín muồi.

Đứng trước thời cơ khẩn cấp đó, Trung ương Đảng đã triệu tập Hội nghị đại biểu toàn quốc từ ngày 14 – 15-8-1945 tại Tân Trào (Sơn Dương – Tuyên Quang). Hội nghị nhận định: “Những điều kiện khởi nghĩa ở Đông Dương đã chín muồi… Quân lính Nhật tan rã, mất tinh thần, hàng ngũ chỉ huy quân Nhật ở Đông Dương chia rẽ đến cực điểm, bọn Việt gian thân Nhật hoảng sợ, toàn dân tộc đang sôi nổi đợi giờ khởi nghĩa giành quyền độc lập”

[19, tr. 413-414]. Chớp lấy thời cơ ngàn năm có một, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ngay sau khi thành lập đã phát động quân lệnh số 1 hạ lệnh tổng Khởi nghĩa trong cả nước

Hội nghị quyết định phát động toàn dân tiến lên tổng Khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Tình hình vô cùng khẩn cấp đòi hỏi phải: tập trung lực lượng vào những việc chính; thống nhất mọi phương diện quân sự, chính trị, hành động và chỉ huy; kịp thời hành động không bỏ lỡ cơ hội. Khẩu hiệu đấu tranh lớn là: “Phản đối xâm lược”, “Hoàn toàn độc lập”, “Chính quyền nhân dân”. Phương châm hành động là phải đánh chiếm ngay những nơi chắc thắng không kể thành thị hay thôn quê, quân sự và chính trị phải phối hợp, làm tan rã tinh thần quân địch và dụ chúng hàng trước khi đánh. Phải chộp lấy nhữmg căn cứ chính trước khi quân Đồng minh vào, thành lập ngay các Uỷ ban nhân dân ở những nơi giành được chính quyền.

Sau Hội nghị đại biểu Đảng toàn quốc, ngày 16 và 17-8-1945, Tổng bộ Việt Minh đã triệu tập Đại hội quốc dân tại Tân Trào. Tham dự Đại hội có hơn 60 đại biểu Bắc, Trung, Nam và đại biểu đồng bào ta ở nước ngoài. Đại hội nhiệt liệt tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng Cộng sản Đông Dương và 10 chính sách lớn của Mặt trận Việt Minh. Đại hội quyết định thành lập Uỷ ban dân tộc giải phóng, tức Chính phủ lâm thời, do Hồ Chí

Minh làm Chủ tịch. Đại hội quy định Quốc kì, Quốc ca. Tiếp đó đêm 17-8- 1945, Xứ uỷ Bắc Kì họp và quyết định khởi nghĩa trong toàn xứ.

Từ sau Hội nghị thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng tỉnh và cử đoàn đại biểu đi dự Đại hội quốc dân ở Tân Trào, không khí chuẩn bị khởi nghĩa trong toàn tỉnh bước vào thời kỳ hết sức khẩn trương. Ở các căn cứ địa và chiến khu trong toàn tỉnh cũng như phong trào cách mạng ở các cơ sở, các vùng trong tỉnh đã có một không khí nô nức chờ đợi ngày khởi nghĩa.

Trong tình hình đó, vào những ngày đầu tháng Tám năm 1945, được lệnh của Đảng chỉ thị phải “Cấp tốc chuẩn bị khởi nghĩa”, Ban cán Đảng tỉnh đã nhóm họp Hội nghị toàn Ban tại thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn) để bàn định kế hoạch lãnh đạo khởi nghĩa trong toàn tỉnh. Sau khi dự đoán rằng thời cơ Tổng khởi nghĩa toàn quốc đang đến trong ngày một ngày hai, Hội nghị đã nhất trí đề ra chủ trương phải gấp rút tổ chức mọi lực lượng sẵn có trong tỉnh để sẵn sàng nổi dậy hưởng ứng cuộc Tổng khởi nghĩa toàn quốc. Hội nghị vạch sẵn ra một kế hoạch chung cho cuộc khởi nghĩa, quyết định phải tập trung lực lượng huy động rộng rãi quần chúng ở nông thôn và thị trấn, thị xã, tập trung lãnh đạo khởi nghĩa trước tiên ở một địa điểm chắc thắng (điểm đó là châu Lạc Sơn) rồi sau đó phát triển lực lượng đánh ra thị xã cướp chính quyền tỉnh. Hội nghị cũng dự đoán trước những khó khăn có thể xảy ra trong cuộc khởi nghĩa và dự bị một kế hoạch đối phó với lực lượng của phát xít Nhật đóng trong tỉnh.

Hội nghị này cũng đã lập ra Ủy ban quân sự cách mạng của tỉnh để đôn đốc kiểm tra việc chuẩn bị khởi nghĩa và khi phát động khởi nghĩa thì Ủy ban này sẽ chuyển ngay thành Ban chỉ huy khởi nghĩa để tổ chức lãnh đạo thực hiện kế hoạch khởi nghĩa toàn tỉnh.

Những quyết định của Hội nghị Vụ Bản có tác dụng đẩy mạnh công việc chuẩn bị khởi nghĩa, thực sự chuẩn bị tinh thần, tư tưởng, sẵn sàng hành động cho các cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong tỉnh.

Ngày 18-8-1945, lệnh khởi nghĩa của Xứ uỷ được truyền tới Hoà Bình giữa lúc cán bộ và quần chúng đang sôi sục chuẩn bị hành động. Ngay ngày hôm đó đồng chí Vũ Thơ, Trưởng ban chỉ huy khởi nghĩa đã kịp thời phát lệnh khởi nghĩa, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng khu căn cứ, Chi bộ thị xã và các cơ sở khác trong tỉnh.

Lệnh khởi nghĩa truyền đi tới đâu là ở đấy cán bộ và quần chúng phấn khởi, khẩn trương hành động. Khắp núi rừng trong tỉnh dấy lên một khí thế cách mạng sục sôi chưa từng có.

Tại Lạc Sơn theo đúng kế hoạch đã định, ngày 20-8-1945, đơn vị vũ trang tập trung, tự vệ chiến đấu và quần chúng từ khu căn cứ Mường Khói (xem phục lục 14) rầm rộ tiến ra Vụ Bản. Nhân dân thị trấn Vụ Bản, nhân dân các xóm khu vực xung quanh thị trấn với vũ khí thô sơ biểu tình phối hợp cùng lực lượng của khu căn cứ Mường Khói tiến hành chiếm châu lỵ Lạc Sơn.

Viên tri châu Quách Hàm, trước đó đã quan hệ thiện cảm với Việt Minh, lại nhận được lệnh của Ban chỉ huy khởi nghĩa phải đầu hàng nên đã chuẩn bị sẵn sổ sách, dấu ấn để giao nộp cho quân khởi nghĩa. Đồn trưởng và toàn bộ lính Bảo an ở đồn Vụ Bản đóng gần châu đường không dám chống lại quân khởi nghĩa, xin đầu hàng và giao nộp toàn bộ vũ khí, gồm 50 khẩu súng, nhiều đạn dược cho quân cách mạng. Do vậy, việc giành chính quyền ở châu Lạc Sơn đã diễn ra thuận lợi và nhanh gọn. Chiều 20-8-1945, một cuộc mít tinh lớn được tổ chức tại sân châu đường châu Lạc Sơn. Đồng chí Trương Đình Dần đại diện Ban chỉ huy khởi nghĩa tuyên bố xoá bỏ chính quyền bù nhìn tay sai phát xít, thành lập chính quyền cách mạng, hô hào nhân dân đoàn

kết ủng hộ Mặt trận Việt Minh, ủng hộ chính quyền nhân dân, tiếp tục tiến lên giành chính quyền tỉnh [12, tr.66-67].

Thắng lợi tại châu Lạc Sơn, nơi phất cờ khởi nghĩa đầu tiên ở Hoà Bình có sức cổ vũ mạnh mẽ cán bộ, quần chúng phấn khởi tiếp tục tiến lên giành thắng lợi lớn hơn, quyết định hơn nhằm mục tiêu giành chính quyền tỉnh.

Tại Kỳ Sơn, ngay sau khi cướp chính quyền châu Lạc Sơn thắng lợi, Ban chỉ huy khởi nghĩa dựa vào lực lượng cách mạng quần chúng, tổ chức một đội quân khởi nghĩa, nhằm phối hợp với lực lượng ở căn cứ Thạch Yên tiến ra cướp chính quyền châu Kỳ Sơn và tỉnh lỵ.

Ngày 21-8-1945, đoàn quân khởi nghĩa gồm hàng trăm người, trang bị đầy đủ các loại vũ khí: súng trường, súng kíp, hoả mai, tên nỏ, giáo mác… từ điểm khởi nghĩa thắng lợi đầu tiên rầm rập lên đường tiến quân ra châu Kỳ Sơn và tỉnh lỵ. Lúc này, tin Việt Minh đã giành được chính quyền châu Lạc Sơn nhanh chóng lan truyền trong nhân dân khắp vùng. Trên đường tiến quân qua các làng bản dọc đường 12A hướng về thị xã, nhân dân nô nức kéo nhau ra đón chào, hoan hô cách mạng như một ngày hội. Nhiều người tự đem vũ khí, lương ăn xin tham gia vào đoàn quân khởi nghĩa. Ngày hôm đầu đoàn quân đến Mãn Đức tạm dừng lại trú quân. Tại đây quân khởi nghĩa đã bắt giữ một ô tô của giặc Nhật từ Nho Quan (Ninh Bình) chạy qua.

Sáng 22-8-1945, đoàn quân khởi nghĩa lại tiếp tục lên đường. Trong khi đó, đơn vị vũ trang và lực lượng Tự vệ chiến đấu từ khu căn cứ Thạch Yên – Cao Phong cũng rầm rộ vũ trang biểu tình tiến ra đường 12A. Hai cánh quân gặp nhau tại phố Bằng (Cao Phong - Kỳ Sơn) hợp lại thành lực lượng hùng hậu cùng hăng hái tiến bước. Đoàn biểu tình vũ trang khởi nghĩa đi đến đâu, nhân dân các dân tộc ở các xóm làng dọc đường 12A nô nức vũ trang gia nhập. Đoàn biểu tình vũ trang khởi nghĩa càng đi càng được tăng cường thêm lực lượng lên tới hàng ngàn người, đội ngũ chỉnh tề kéo dài hàng cây số, cờ

đỏ sao vàng phất phới với một rừng gươm giáo, nỏ xen lẫn hoả mai súng kíp, súng trường, với những nhịp chân rung chuyển núi rừng.

Theo đường 12A tiến ra thị xã, vượt qua dốc Cun là chặng đường trở ngại nhất, vì giặc Nhật có một đại đội chốt giữ đoạn đường hiểm trở, cửa ngõ ra vào thị xã ở hướng này. Phát xít Nhật đã bại trận, lính Nhật hoang mang, suy sụp tinh thần, song với bản chất ngoan cố, hiếu chiến chúng không dễ dàng từ bỏ địa vị thống trị. Đơn vị Nhật đóng tại Cun đang chuẩn bị lực lượng và có khả năng chặn đánh đoàn quân khởi nghĩa.

Chiều 22-8-1945, đoàn quân khởi nghĩa tạm dừng tại đồn điền Đốc Thịnh thuộc xã Cao Phong. Sáng ngày 23-8, lực lượng quân khởi nghĩa từ Cao Phong rầm rộ tiến về phía dốc Cun, vượt qua sự kiểm soát của Nhật ở đây để tiến ra Phương Lâm. Cũng buổi sáng hôm đó, theo kế hoạch của Ban chỉ huy khởi nghĩa tỉnh, các cơ sở Việt Minh thị trấn Phương Lâm đã huy động quần chúng vũ trang biểu tình cướp chính quyền châu Kỳ Sơn. Trước khí thế cách mạng sôi sục ở Phương Lâm, tin cách mạng đã cướp chính quyền châu Lạc Sơn và đoàn quân khởi nghĩa đang từ chiến khu tiến về tỉnh lỵ đã làm khiếp đảm tinh thần bọn cầm quyền ở châu Kỳ Sơn. Từ đêm 22-8-1945, Đinh Công Dâm tri châu Kỳ Sơn đã tự mình thân chinh xuống phố Phương Lâm gặp cán bộ Việt Minh để đầu hàng cách mạng

Việc cướp chính quyền châu Kỳ Sơn vào sáng 23-8-1945 tương đối thuận lợi, viên tri châu ở đây đầu hàng. Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng thị xã, phố xá Phương Lâm tưng bừng cờ đỏ sao vàng, công khai vùng dậy ca vang các bài ca cách mạng với tấm lòng hân hoan tiếp đón quân khởi nghĩa từ các chiến khu Mường Khói, Thạch Yên từ các xã các làng bản xung quanh thị xã, châu Kỳ Sơn đồn dập đổ về chợ Phương Lâm để tham gia ngày Tổng khởi nghĩa chính quyền tỉnh.

Giành chính quyền Tỉnh lỵ

Theo kế hoạch hành động thống nhất của Ban chỉ huy khởi nghĩa, ngay lúc quân khởi nghĩa từ các chiến khu, các vùng tiến đến Phương Lâm (phía bờ trái sông Đà) thì bộ phận quân khởi nghĩa và chiến khu Tu Lý - Hiền Lương và các vùng xung quanh (phía bờ phải sông Đà) sẽ triển khai đội hình mai phục tại khu đồi Thông, Ba Vành. Các tổ Việt Minh bí mật trong trại lính, trong các công sở, các khu phố… chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện đã dự định để làm nhiệm vụ nội ứng, hỗ trợ quân khởi nghĩa hành động.

Tên Nguyễn Quốc Trường, Tỉnh trưởng bù nhìn thân Nhật cho đến lúc này vẫn chưa biết thân phận. Hắn còn dám cho tay chân dò xét tình hình gửi thư đến Ban chỉ huy khởi nghĩa yêu cầu Việt Minh cử đại diện đến phủ Bộ đường để điều đình thương lượng. Lập tức! hắn nhận được “Mệnh lệnh thư”

của Ban chỉ huy khởi nghĩa trả lời “Chính quyền bù nhìn chỉ được phép đầu hàng. Nếu chống lại sẽ lập tức bị trị tội”

Đúng 14 giờ ngày 23-8-1945, quân khởi nghĩa vượt sông Đà (xem phụ lục 12) trước sự hoan hô vang dậy của nhân dân Phương Lâm, nhân dân khu phố Đúng, tỉnh lỵ, nhân dân các làng bản, các xã xung quanh tỉnh (xã Hoà Bình, Thịnh Lang, Yên Mông…). Bộ phận tự vệ chiến đấu khu căn cứ Tu Lý - Hiền Lương được lệnh tiến về tỉnh lỵ. Quần chúng cách mạng, quân vũ trang khởi nghĩa từng đoàn, từng đoàn hô vang các khẩu hiệu:

Đả đảo Chính phủ Trần Trọng Kim! Ủng hộ mặt trận Việt Minh!

Chính quyền về tay nhân dân muôn năm![41, tr.95]

Dưới sự lãnh đạo của Ban chỉ huy khởi nghĩa, đoàn quân khởi nghĩa chỉnh đốn đội ngũ, triển khai đội hình tiến thẳng vào phủ Bộ đường. Tên Tỉnh trưởng bù nhìn lúc này hốt hoảng, đem theo một số tay chân ra tận cổng phủ để “nghênh tiếp Việt Minh” và xin đầu hàng cách mạng.

Quân khởi nghĩa chiếm phủ Bộ đường, canh gác các công sở và kéo cờ đỏ sao vàng lên cột cờ chính của tỉnh. Quân khởi nghĩa lần lượt chiếm lĩnh các công sở, các vị trí trọng yếu trong thị xã. Quân khởi nghĩa đi đến đâu cũng được cơ sở Việt Minh và quần chúng cách mạng ở đấy treo cờ từ trước để đón tiếp và giúp đỡ công việc tiếp quản chính quyền. Ở trại Bảo an binh, anh em binh sĩ Cứu quốc đã hướng dẫn binh lính xếp hàng chào đón quân cách mạng, giao nộp toàn bộ vũ khí gồm 500 khẩu súng trường.

Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tỉnh diễn ra thuận lợi, nhanh gọn sau hai giờ hành động và không gặp sự phản ứng nào. Quân đội Nhật hoàn toàn án binh bất động. Ngay chiều hôm đó, một cuộc mít tinh lớn được diễn ra tại sân phủ Bộ đường để trào mừng thắng lợi. Ủy ban quân sự cách mạng đã ra mắt quần chúng trong niềm vui vô hạn của đông đảo nhân dân các dân tộc. Đại diện Ban chỉ huy khởi nghĩa, đồng chí Vũ Thơ tuyên bố xoá bỏ chính quyền tay sai phát xít, tịch thu toàn bộ tài sản, hồ sơ, dấu ấn, giải tán đội bảo an binh…

Hôm sau ngày 24-8-1945, theo sự chỉ đạo của Ủy ban quân sự cách mạng, một cuộc mít tinh lớn lại được tổ chức tại chợ Phương Lâm. Đồng chí Vũ Thơ, Trưởng ban chỉ huy khởi nghĩa, Chủ tịch Ủy ban quân sự cách mạng lên công nhận Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời của thị xã Hoà Bình, châu Kỳ Sơn và các xã xung quanh được thành lập.

Khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh lỵ thành công là thắng lợi có ý nghĩa quyết định thúc đẩy mạnh mẽ và tạo điều kiện giải quyết tiếp việc giành chính quyền ở những nơi còn lại.

Tại Mai Đà, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền do đồng chí Bình Huấn uỷ viên Ban cán sự tỉnh chỉ đạo. Sau khi nhận được lệnh khởi nghĩa của Ban chỉ huy khởi nghĩa tỉnh, kế hoạch hành động được triển khai: lực lượng chiến đấu tại khu căn cứ Tu Lý - Hiền Lương được chia thành hai bộ phận. Một bộ

phận phối hợp cùng lực lượng của khu căn cứ Diềm tiến đánh chợ Bờ, giành chính quyền châu rồi tiên lên giành chính quyền các thị trấn suối Rút, phố Vãng; Một bộ phận do đồng chí Bình Huấn trực tiếp chỉ huy về thị xã hỗ trợ cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tỉnh. Sau khi thống nhất kế hoạch, cả hai bộ phận đều khẩn trương hành động.

Ngày 25-8-1945, lực lượng chiến đấu của khu căn cứ Tu Lý – Hiền Lương đã tới thị trấn chợ Bờ (châu lỵ Mai Đà), được quần chúng Cứu quốc, nhân dân thị trấn giúp đỡ và phối hợp chặt chẽ. Đại diện quân khởi nghĩa trực tiếp gặp chỉ huy đơn vị lính Nhật đóng tại chợ Bờ và Tri châu Mai Đà. Chỉ

Một phần của tài liệu Tỉnh hoà bình trong công cuộc vận động cách mạng và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền (1930 – 1945) (Trang 95 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)