I. ĐÁNH GIÁ, XÁC ĐỊN HÔ NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC BIỂN DO SỰ CỐ TRÀN DÂU GÂY RA
c) Thiết lập các trạm thu mẫu: xác định mặt cắt và các trạm thu mẫu, sao cho phủ kín diện tích bị tác động của sự cố gây ô nhiễm và đại diện cho các mức độ tác động
khác nhau (tác động mạnh, trung bình, ít tác động). Các điểm khảo sát phải được thể hiện trên bản đồ khảo sát có tọa độ và tỷ lệ phù hợp
d) Chuẩn bị các tài liệu, quy trình, quy phạm hướng dẫn, bảng biểu quan trắc cho từng thông số và phổ biến đến từng thành viên của nhóm khảo sát
e) Chuẩn bị các thiết bị an toàn lao động như phao cứu sinh, quần áo bảo hộ, thuốc chữa bệnh thông thường, vật tư và hóa chất phục vụ việc bảo quản từng loại mẫu nước và trầm tích.
1.1.2. Khảo sát, lấy mẫu tại hiện trường
a) Lắp đặt các thiết bị
b) Tiến hành thu mẫu theo phương pháp và qui trình qui ISO 5667-19: 2004 c) Xử lý mẫu tại hiện trường: cố định mẫu bằng các loại hóa chất thích hợp cho từng
thông số, gắn etiket, chuyển vào các thùng đựng mẫu có bảo quản lạnh để có thể vận chuyển về phòng thí nghiệm
d) Bảo quản mẫu tại hiện trường theo qui trình qui định trong Thông tư 31/2011/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước biển (bao gồm cả trầm tích đáy và sinh vật biển).
1.1.3. Phân tích mẫu và hoàn thiện tài liệu
a) Chuẩn bị vật tư, dụng cụ, máy, thiết bị; hiệu chỉnh máy, thiết bị; chuẩn bị tài liệu và biểu mẫu phân tích;
b) Thực hiện phân tích mẫu dựa vào các phương pháp chuyên dụng cho từng thông số được qui định trong Thông tư 31/2011/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước biển (bao gồm cả trầm tích đáy và sinh vật biển).
c) Đánh giá kết quả, kiểm tra độ tin cậy của kết quả phân tích