Công việc chuẩn hoá ISDN được bắt đầu từ cuối thập niên 60. Các bộ chuẩn đề nghị của ISDN được xuất bản năm 1994 và sau đó liên tục được cập nhật bởi ITU- T. Các chuẩn ISDN là một tập hợp các giao thức về điện thoại kỹ thuật số và
truyền số liệu. Các giao thức ISDN được phân theo các chủ đề chính sau: • Bộ giao thức E- các chuẩn về mạng điện thoại cho ISDN. Ví dụ: E:164 là
giao thức mô tả địa chỉ quốc tế cho ISDN
• Bộ giao thức I- Liên quan đến các khái niệm thuật ngữ ví dụ I.100 bao gồm các khái niệm chung của ISDN và cấu trúc các giao thức I khác I:200 đề cập đến mặt dịch vụ của ISDN
• Bộ giao thức Q - Đề cập đến hoạt động tín hiệu và chuyển mạch. Hoạt động tín hiệu ở đây có nghĩa là quá trình thiết lập cuộc gọi ISDN
Chuẩn ISDN định nghĩa hai loại kênh chính, mỗi loại có tốc độ truyền khác nhau Kênh B, 64Kb/giây, được sử dụng để truyền mọi dữ liệu số với chế độ truyền song công. Loại kênh thứ hai được gọi là kênh D
Khi thiết lập một kết nối TCP 2 bên trao đổi các thông tin điều khiển để thiết lập kết nối. Các thông tin điều khiển này truyền trên kênh truyền mà sau đó cũng được sử dụng để truyền dữ liệu. Thông tin điều khiển và dữ liệu chia sẻ cùng một kênh truyền. Dạng truyền như vậy được gọi là in-band signaling. ISDN thì không thực
hiện truyền như vậy, mà sử dụng một kênh riêng chính là kênh D, để truyền tín hiệu điều khiển. Dạng truyền như vậy gọi là out – of – band signaling
ISDN định nghĩa hai phương pháp truy cập chuẩn là BRI và PRI. Một cổng BRI hay PRI cung cấp một kênh D và nhiều kênh B
BRI sử dụng hai kênh B 64kb/giây và một kênh D 16kb/giây. BRI hoạt động được trên nhiều Cisco router và đôi khi được ký hiệu là 2B+D
Kênh B có thể được sử dụng để truyền thoại . Khi đó tín hiệu thoại được mã hoá theo cách đặc biệt. Khi kênh B được sử dụng để truyền số liệu thì thông tin được đóng thành frame, sử dụng giao thức đóng gói HDLC hoặc PPP ở lớp 2. PPP phức tạp hơn HDLC vì nó cung cáp cơ chế xác minh, thoả thuận cấu hình kết nối và giao thức phù hợp
ISDN được xem là một kết nối chuyển mạch .Kênh D mang các thông điệp điều khiển để thiết lập cuộc gọi ngắt cuộc gọi và điều khiển cuộc gọi cho kênh B. Lưu lượng trên kênh D sử dụng giao thức LAPD. LAPD là một giao thức lớn liên kết dữ liệu dựa trên cơ sở của HDLC.
Ở Bắc mỹ và Nhật, PRI cung cấp 23 kênh B 64kb/giây và một kênh D 64kb/giây. Một PRI này cung cấp dịch vụ tương đương với một kết nối T hay DSL. Ở Châu âu và phần còn lại trên thế giới , PRI cung cấp 30 kênh B và một kênh D, tương đương với một kết nối E1. PRI sử dụng CSU/DSU cho kết nối T1/E1