Cấu trúc phân lớp của PPP

Một phần của tài liệu Giới thiệu cơ bản về cấu hình TCP/IP pot (Trang 29 - 31)

PPP sử dụng cấu trúc phân lớp. Cấu trúc phân lớp là mô hình giao tiếp logic giữa các lớp. Mô hình OSI là một ví dụ về mô hình phân lớp trong mạng. PPP cung cấp cách đóng gói phù hợp cho nhiều gói dữ liệu của nhiều giao thức khác nhau để truyền trên một đường truyền điểm-nối-điểm, đồng thời PPP sử dụng lớp liên kết dữ liệu để kiểm tra kết nối. Do đó PPP được chia thành hai giao thức con:

• Giao thức điều khiển đường truyền LCP (Link Control Protocol): được sử dụng để thiết lập kết nối điểm - nối - điểm

• Giao thức điều khiển lớp mạng NCP (Network Control Protocol): được sử dụng để cấu hình cho nhiều giao thức lớp Mạng khác nhau

PPP có thể được cấu hình trên nhiều loại cổng vật lý như sau: • Cổng truyền nối tiếp bất đồng bộ (Asynchronous serial) • Cổng truyền nối tiếp đồng bộ (Synchronous serial) • High – Speed Serial Interface (HSSI).

• Integrated Services Digital Network (ISDN)

LCP nằm ngay trên lớp Vật lý, được sử dụng để thiết lập, cấu hình và kiểm tra kết

nối theo những yêu cầu sau

Thực hiện xác minh: Yêu cầu nay đòi bên thiết lập kết nối phải cung cấp thông tin cho biết có được phép của người quản trị mạng để thiết lập kết nối hay không. Hai router ở hai đầu kết nối sẽ thực hiện quá trình xác minh bằng PAP hoặc Chap • Nén: Thực hiện yêu cầu nén frame khi truyền kết nối PPP sẽ giúp tăng thông

lượng của đường truyền, giảm lượng dữ liệu phải truyền trên đường dây. Tại đầu nhận frame dữ liệu sẽ được giải nén. Router Cisco có hỗ trợ hai giao thức nén là Stacker và Predictor

Phát hiện lỗi: Cơ chế phát hiện lỗi của PPP thực hiện quá trình kiểm tra

điều kiện đường truyền. Chỉ số Quality Magic giúp xác định vòng lặp và độ tin cậy của đường truyền.

Ghép kênh (Multilink PPP):Cisco IOS phiên bản 11.1 trở đi cho phép thực hiện ghép kênh PPP trên cổng của router để thực hienẹ chia sẻ tải

PPP Callback: Để gia tăng khả năng bảo mật, Cisco IOS phiên bản 11.1 trở đi đã cho phép thực hiện chức năng gọi lại trên kết nối PPP. Cisco router đóng vai trò là callback client hoặc callback server. Callback client thiết lập

một cuộc gọi yêu cầu callback server gọi lại cho nó rồi kết thúc ngay cuộc gọi này. Sau đó callback server thực hiện gọị lại cho client dựa trên cấu hình của nó.

LCP còn thực hiện những việc sau:

• Kiểm soat các giới hạn khác nhau về kích thước gói dữ lieu • Phát hiện lỗi cấu hình

• Kết thúc đường truyền

• Kiểm tra xem đường truyền hoạt động tốt hay bị hư hỏng

PPP cho phép nhiều giao thức lớp mạng khác nhau hoạt động trên cùng một đường truyền. Đối với mỗi giao thức lớp Mạng được sử dụng, PPP cung cấp một NCP riêng biệt. Ví dụ : IPCP (IP Control Protocol) sử dụng cho giao thức IP, IPXCP (Novell IPX control Protocol) sử dụng cho IPX. NCP có mã số chuẩn cho biết giao thức lớp mạng nào đang được đóng gói trong frame PPP

Sau đây là các phần trong frame PPP

Cờ: Cho biết bắt đầu kết thúc một frame, phần này bao gồm chuỗi nhị phân 0111110

• Địa chỉ: Chứa địa chỉ quảng bá 11111111. PPP không ấn định địa chỉ riêng cho trạm đích vì kết nối PPP là kết nối điểm-nối-điểm

• Điều khiển : Chiều gài 1 byte có giá trị là 00000011,thực hiện dịch vụ truyền thông kết nối, tương tự như LLC (Logical Link Control) loại 1, truyền dữ liệu không theo thứ tự frame

Giao thức:Chiều gài 2 bte cho biết giao thức lớp trên nào có dữ liệu được đóng gói trong frame

Dữ liệu: Có chiều dài >= 0 byte, chứa toàn bộ dữ liệu của lớp trên. Kết thúc phần dữ liệu là cờ kết thúc và tiếp theo sau là 2 byte của phần FCS. Chiều dài tối đa mặc định của phần dữ liệu là 1500 byte

FCS: Thường dài 2 byte được sử dụng để kiểm tra lỗi frame

Một phần của tài liệu Giới thiệu cơ bản về cấu hình TCP/IP pot (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)