Đặc điểm tự nhiên và địa lý

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách, chế độ đối với cán bộ cấp huyện, Huyện Bình Liêu - Tỉnh Quảng Ninhx (Trang 28 - 31)

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA HUYỆN BÌNH LIÊU

1. Đặc điểm tự nhiên và địa lý

- Vị trí địa lý

Bình Liêu là huyện miền núi, vùng cao, biên giới, nằm phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh, với diện tích tự nhiện 471,4 km2, chiếm 7,99% diện tích của tỉnh Quảng Ninh. Địa giới hành chính của huyện chia thành 7 xã, 1 thị trấn, gồm 97 thôn khe bản, khu phố, trong đó có 7 xã khó khăn thuộc xã 135 theo phân loại của Chính phủ.

Bình Liêu là huyện miền núi biên giới, có của khẩu Hoành Mô và điểm thông quan Đồng Văn, với 6/7 xã của huyện có 48,6km đường biên giới tiếp giáp với huyện Phòng Thành, tỉnh Quảng Tây ( Trung Quốc) từ cột mốc 23 ( giáp huyện Quảng Hà) đến cột mốc 67 ( Giáp huyện định lập tỉnh Lạng Sơn). Địa thế này một mặt tạo thuận lợi giao lưu kinh tế đối ngoại, phát triển mậu dịch biên giới, thúc đẩy sự phát triển kinh tế thương mại, các hoạt động kinh doanh trên địa bàn huyện. Mặt khác, địa thế này cũng tạo ra những thách thức trong việc bảo vệ an ninh, quốc phòng trên dọc tuyến biên giới, quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu và kiểm soát chống buôn lậu trên địa bàn huyện

- Cấu trúc địa hình: Đa dạng, mang tính chất miền núi cao, phân dị, độ dóc lớn, nên đất thường xuyên bị xói mòn, rửa trôi làm giảm độ phì nhiêu của đất, ảnh hưởng đến sản xuất nông - lâm nghiệp.

- Khí hậu: Do ảnh hưởng của vị trí địa lý và cấu trúc địa hình, đặc trưng khí hậu của Bình liêu là khí hậu miền núi phân hoá theo độ cao, tạo ra những

tiểu vùng sinh thái nhiệt đới và á nhiệt đới cho phép phát triển đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi. Sự tương phản giữa hai mùa: mùa đông lạnh khô và mùa hạ mưa là đặc trưng chung của các vùng trong huyện. Nhiệt độ trung bình năm dao động từ 180c - 280c, nhiệt độ cao nhất mùa hạ từ 300c - 340c, nhiệt độ thấp nhất mùa động 50c - 150c. Lượng mưa khá cao, nhưng không điều hoà, bình quân dao động từ 2000 - 2400mm/năm. Độ ẩm trung bình năm khoảng 70% - 80%.

- Thuỷ văn: Do đặc điểm cấu trúc địa hình, vùng núi Bình Liêu gồm rất nhiều sông suối nhỏ, ngắn và dốc, hội tụ chảy vào sông Tiên Yên bắt nguồn từ vùng núi biên giới Việt - Trung chảy suốt chiều dài Huyện theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, có độ dốc lớn, lòng sông nhiều thác ghềnh nên không có giá trị giao thông vận tải.

Thuỷ chế mang tích chất của các sông suối miền núi, khá phức tạp mà sự tương phản chính là sự phân phối của dòng chảy trong năm theo mùa lũ và mùa cạn, mùa mưa lượng nước dồn nhanh về sông chính, tạo nên dòng chảy lớn và xiết gây lũ ngập các ngầm trên tuyến đường chính làm ách tắc giao thông, nhưng không gây ngập úng đồng ruộng. Mùa khô, dòng chảy cạn kiệt, mực nước dòng sông rất thấp.

2.Dân số - Lao động

Dân số: Dân số của huyện ( tính đến ngày 31/12/2006 ) có 28.121 người, chiếm 12,1% dân số của tỉnh Quảng Ninh. Mật độ dân số trung bình là 4.98 người / km

Về cơ cấu dân cư: Bình Liêu có 5 tộc người chính, sống phân tán và xen kẽ, trong đó chủ yếu là người Tày, Dao, Sán chỉ:

- Người Tày 54,7%

- Người Dao 25,8%

- Người Sán chỉ 15,5%

- Người Kinh 3,7%

Theo số liệu thống kê, dân số trung bình năm 2006 của huyện Bình liêu là: 28.121 nghìn người, trong đó có: 13.385 nam (chiếm 47,59%) và nữ 14.736 (chiếm 52,40%). Tỷ lệ phát triển kinh tế tự nhiên năm 2006 là 1,32%. Tổng số dân trong độ tuổi lao động toàn huyện là 11.351 người, chiếm 40,36% tổng dân số, là một trong những huyện phát triển dân số tốt của tỉnh là một trong những huyện có tỷ lệ phát triển dân số tốt của tỉnh.

Bảng 2: Phân bố dân cư huyện Bình Liêu năm 2006

Đơn vị hành chính Dân số ( người) Lao động ( người) Mật độ dân số ( người/km2) 1. Xã Đồng Văn 2.446 1.146 3.34 2. Xã Hoành Mô 3.746 1.637 3.76 3. Xã Đồng Tâm 3.418 1.228 2.60 4. Xã Lục Hồn 4.539 2.417 5.15 5. Xã Tình Húc 3.485 1.875 4.46 6. Xã Vô Ngại 3.598 1.845 3.97 7. Xã Húc Động 2.445 1.159 44.0 8. Thị trấn 3.324 1.924 99.8

Số lực lượng A (công an,

quân đội) 1.120

Toàn huyện 28.121 11.351 4.98

( Nguồn: Phòng Thống kê huyện Bình Liêu ) Các xã trong huyện qua rà soát lại thì hầu như tất cả các xã đều có mật độ dân cư rất thưa.

Dân số trong độ tuổi lao động được phân ra theo các ngành kinh tế như sau:

- Nông - lâm - ngư nghiệp: chiếm: 8.989 ( chiếm 79,19% ) - Công nghiệp - TTCN: 1.645 người (chiếm 14,49%) - Thương mại - dịch vụ: 717 người ( chiếm 06,31%)

Như vây, Lao động trong ngành sản xuất nông nghiệp - lâm ngư nghiệp vẫn chiếm một tỷ lệ lớn ( 79,19%) tổng lao động xã hội toàn huyện.

Về cơ cấu tuổi và giới: Bình Liêu có dân số trẻ: nhóm 0- 14 tuổi chiếm 37,07%, nhóm 15 - 59 tuổi chiếm 56,45%, nhóm 60 tuổi trở lên chiếm 6,48%, tỷ lệ nữ chiếm 51,1% dân số.

Dân số trong độ tuổi lao động là 12.200 người, chiếm 47,35% dân số, trong đó số đang làm việc là 10.440 người, chiếm 85,6% dân số trong độ tuổi lao động

Là một huyện miền núi cao, kinh tế còn kém phát triển nên cơ cấu phân công lao động còn lạc hậu. Lao động chủ yếu tập trung trong ngành nông nghiệp ( 88,3%), Lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ ( 3,97%) và ( 7,7% ) Lao động trong các ban ngành của huyện ( ở thị trấn), và đội ngũ giáo viên, cán bộ y tế.

Chất lượng lao động thấp còn thể hiện ở số lao động có trình độ chuyên môn, khoa học kỹ thuật còn rất nhỏ bé ( 723 người), chỉ chiếm 5,8% tổng số lao động đang làm việc. Ngành nông - lâm nghiệp hiện chiếm phần lớn lao động và đóng góp 45,1% vào tổng giá trị sản xuất của Huyện, nhưng số cán bộ được đào tạo quá ít chưa đủ sức để giúp ngành này ứng dụng vào các thành tựu khoa học kỹ thuật và giống mới vào sản xuất để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi với giá trị cao.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách, chế độ đối với cán bộ cấp huyện, Huyện Bình Liêu - Tỉnh Quảng Ninhx (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w