II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG
1. Quy mô đào tạo của Ngân hàng qua các năm.
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong toàn chi nhánh, hàng năm Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội đã thực hiện đầy đủ và thường xuyên công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Kết quả thực hiện công tác đào tạo tại Ngân hàng qua 3 năm qua (2005 – 2007) như sau: (Đơn vị: Lượt người)
Bảng 3: Quy mô đào tạo tại ngân hàng qua các năm.
2005 2006 lệch 2007 lệch
1. Đào tạo thường xuyên 207 214 +7 209 -5
Nghiệp vụ quan hệ khách hàng 12 14 +2 18 +4
Nghiệp vụ tín dụng thể nhân 15 20 +5 22 +2
Nghiệp vụ quản lý rủi ro 16 18 +2 14 -4
Nghiệp vụ quản lý nợ 11 7 -4 4 -3
Kế toán 20 10 -10 22 +12
Thanh toán quốc tế 10 12 +2 11 -1
Các nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ 100 110 +10 90 -20
Kinh doanh ngoại tệ 2 4 +2 2 -2
Thủ quỹ - Kiểm ngân 10 12 +2 15 +3
Quản trị Nhân sự 1 2 +1 4 +2
Tin học 10 5 -5 7 +2
2. Đào tạo mới 13 15 +2 27 +12
3. Đào tạo có văn bằng 9 12 +3 9 -3
- Đào tạo sau đại học 2 2 +4 3 +7
- Đào tạo tại nước ngoài 7 10 +3 6 -4
Tổng số 229 253 +24 253 0
Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự.
Ta thấy hàng năm Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội hàng năm đã tổ chức rất nhiều các khóa đào tạo, cung cấp và bổ sung, nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên trong toàn chi nhánh, số lượt người được cử đi đào tạo qua các năm thường xuyên tăng cao. Cụ thể là năm 2006 tăng 7 lượt người so với năm 2005 chứng tỏ Ngân hàng đã thường xuyên cập nhật nhiều kiến thức mới về Ngân hàng trên thế giới.
Nhưng năm 2007 số lượt người đi đào tạo đã giảm đi so với năm trước, cụ thể là giảm 5 người so với năm 2006, chứng tỏ hoạt động đào tạo từ năm 2006 đã nâng cao năng lực của cán bộ nhân viên trong chi nhánh, sự giảm bớt của số lượt người đi đào tạo thường xuyên cũng giảm đi đáng kể lượng kinh phí đào tạo cho Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội.
Hàng năm Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội thường thực hiện công tác tuyển dụng vào hai đợt, một đợt vào cuối mỗi năm, và một đợt vào cuối mỗi năm học, để tiếp nhận lượng sinh viên mới tốt nghiệp tại các trường đại học
trên cả nước, chính hoạt động tuyển dụng đó đã tạo ra cho Ngân hàng Ngoại Thương một lượng lớn cán bộ nhân viên cần phải đào tạo mới, khi họ mới vào Ngân hàng, việc thực hiện đào tạo mới đó là đào tạo cho họ những nội quy, quy định của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam nói chung và Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội nói riêng. Cụ thể là năm 2007 thực hiện tuyển dụng trong toàn chi nhánh là 27 người và tương đương với nó là việc thực hiện công tác đào tạo mới với 27 người này.
Với những đối tượng là cán bộ nhân viên của Ngân hàng có nhu cầu đi đào tạo thêm để nâng cao trình độ của mình, Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội luôn khuyến khích họ nâng cao trình độ của mình để về phục vụ Ngân hàng, điều này thể hiện qua những chính sách hỗ trợ của Ngân hàng cho họ, được thể hiện ở những quyền lợi của cán bộ đi đào tạo được quy định chi tiết cụ thể ở mục 2. Mỗi năm Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội đều có một lượng nhất định cán bộ đi đào tạo nâng cao trình độ, đó là đào tạo sau đại học và đào tạo tại nước ngoài diễn ra thường xuyên, năm 2005 là 9 ngươi, năm 2006 là 12 người, năm 2007 là 9 người.