Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các hình thức trả lương ở Công ty Dệt kim Thăng Long (Trang 26 - 28)

Công ty Dệt kim Thăng Long là doanh nghiệp Nhà nớc trực thuộc Sở Công nghiệp Hà Nội. Quá trình hình thành và phát triển của công ty có thể chia ra làm 5 thời kỳ:

Thời kỳ từ năm 1959 đến năm 1975

Tháng 2 năm 1959, Xí nghiệp Dệt kim Cự Doanh đợc thành lập dựa trên cơ sở công t hợp doanh giữa Nhà nớc với xởng dệt Cự Doanh ở phố Hàng Quạt – Hà Nội của nhà t sản Trịnh Văn Căn.

Từ khi thành lập cho đến năm 1975, sản phẩm chủ yếu của xí nghiệp là áo may ô và áo lót nam phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa và trang bị cho quân đội với sản l- ợng từ 1 - 2 triệu chiếc / năm.

Thời kỳ từ năm 1976 đến tháng 6 năm 1982

Năm 1976, xí nghiệp bắt đầu tham gia sản xuất hàng xuất khẩu trong khuôn khổ Nghị định th với các nớc XHCN nh Liên Xô. Hungary, Tiệp Sản l… ợng hàng năm 3 – 4 triệu chiếc, trong đó 60% là sản phẩm xuất khẩu, còn lại là tiêu dùng nội địa và cung cấp cho quốc phòng.

Tuy nhiên thời gian này các doanh nghiệp không đợc phép xuất nhập khẩu trực tiếp. Do đó, toàn bộ việc xuất khẩu của xí nghiệp lúc đó phải uỷ thác qua Tổng công ty Xuất nhập khẩu hàng dệt Việt Nam (TEXTIMEX).

Thời kỳ từ tháng 7 năm 1982 đến tháng 11 năm 1986

Xí nghiệp ngày càng phát triển sản xuất nhng lại hạn chế vì mặt bằng sản xuất chật hẹp. Đứng trớc tình hình đó, tháng 7 năm 1982, UBND thánh phố Hà Nội đã quyết định sát nhập Xí nghiệp Dệt kim Cự Doanh với Xí nghiệp may mặc Hà Nội và đổi tên thành Công ty Dệt kim Thăng Long nh hiện nay.

Có thể nói đây là thời kỳ hoàng kim của Công ty Dệt kim Thăng Long. Sản l- ợng hàng năm luôn duy trì ở mức 8 – 9 triệu chiếc, trong đó xuất khẩu sang Tiệp 6 triệu. Liên Xô 1,5 triệu, còn lại là tiêu dùng nội địa.

Thời kỳ từ tháng 12 năm 1986 đến cuối năm 1991.

Đây là thời kỳ công ty điều chỉnh hoạt động của mình để thích ứng với cơ chế mới. Khi chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trờng có sự quản lý của Nhà nớc công ty đã gặp phải nhiều khó khăn nh: nguyên vật liệu khan hiếm phải nhâp ngoại, máy móc thiết bị đã cũ, cơ sở hạ tầng xuống cấp.Mặt khác, giữa năm 1991, Liên Xô và hệ thống các nớc XHCN tan rã, công ty mất đi thị trờng truyền thống. Do đó, hoạt động của công ty đòi hỏi phải có sự thay đổi, công ty phải làm chủ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, tự sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Thời kỳ tữ năm 1992 đến nay

Công ty dần thích nghi với đòi hỏi mới của thị trờng. Năm 1992, công ty đợc cấp giấy phép xuất khẩu trực tiếp. Sản lợng hàng năm trên dới 2 triệu chiếc. Giờ đây, công ty đã mạnh dạn vững bớc trên con đờng kinh doanh trong nền kinh tế thị trờng với những thử thách và thắng lợi mới.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các hình thức trả lương ở Công ty Dệt kim Thăng Long (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w