Quốc Mĩ leo thang mở rộng chiến tranh và nhiệm vụ cách mạng

Một phần của tài liệu Mỏ than Vàng Danh trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước (những năm 1965-1975) (Trang 44 - 48)

6. Kết cấu luận văn

2.1. quốc Mĩ leo thang mở rộng chiến tranh và nhiệm vụ cách mạng

CÁCH MẠNG MIỀN BẮC

Bị thất bại liên tiếp trong chiến lược "chiến tranh đặc biệt" ở chiến trường miền Nam, đế quốc Mĩ liên tục tung nhiều toán biệt kích ra miền Bắc nhằm phá hoại sự nghiệp xây dựng CNXH của nhân dân ta. Chúng huy động nhiều máy bay, tàu chiến ra xâm phạm vùng trời, vùng biển, khiêu khích, kiếm cớ để mở rộng phạm vi đánh phá ra cả nước ta, hòng ngăn chặn sự chi viện của hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam anh hùng.

Trước tình hình đó, ngày 6-5-1964, Tỉnh uỷ Quảng Ninh ra Nghị quyết về công tác trị an năm 1964, chỉ rõ: "Địch đang tăng cường hoạt động tung hàng loạt gián điệp biệt kích ra miền Bắc bằng mọi con đường: đường bộ, đường biển, đường biên giới… Chúng đang tích cực lợi dụng bọn phản động miền núi, bọn phản động đội lốt Thiên chúa giáo và các phần tử phản cách mạng khác để âm mưu gây rối loạn ở miền Bắc, nhất là vùng dân tộc, biên giới và tập trung giáo dân…" [3, 211].

Tiếp đó, ngày 19-5-1964, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Ninh họp Hội nghị ra Nghị quyết số 18/NQTV "Về nhiệm vụ chính trị và những công tác lớn cần tập trung chỉ đạo năm 1964". Nghị quyết có đoạn nêu rõ :"…Củng cố lập trường giai cấp vô sản, xây dựng tinh thần triệt để cách mạng, tinh thần tự lực cánh sinh, học tập tinh thần quyết chiến, quyết thắng của "Điện Biên-Ấp Bắc", quyết tâm khắc phục khó khăn, đẩy mạnh phong trào thi đua "Mỗi người làm việc bằng hai", ra sức xây dựng và bảo vệ miền Bắc, tích cực ủng hộ cách mạng giải phóng miền Nam…" [3, 210-211].

Ngày 8-7-1964, Tỉnh uỷ Quảng Ninh ra Nghị quyết số 25NQ/TU "Về một số vấn đề trước mắt để đối phó với tình hình âm mưu mới của địch",

khẳng định địch có thể gây ra những hành động phá hoại, như dùng máy bay ném bom các mục tiêu quân sự, kinh tế, tung gián điệp, biệt kích với mức độ nhiều hơn để gây cơ sở; tập kích những mục tiêu quan trọng ở ven biển và hải đảo. Do vậy, cần tăng cường trang bị vũ trang, tổ chức tốt hiệp đồng chiến đấu giữa bộ đội địa phương với dân quân, tự vệ, tăng cường bảo vệ những nơi xung yếu trên địa bàn, như mạng lưới cầu cống, đê điều, các công trình thuỷ lợi, nhà máy…

Càng thua đau ở miền Nam, đế quốc Mĩ càng đẩy mạnh âm mưu đánh phá miền Bắc. Sau khi dựng lên" Sự kiện Vịnh Bắc Bộ" để lấy cớ đánh trả đũa, vào hồi 12 giờ 30 phút (giờ Hà Nội) ngày 5-8-1964, Tổng thống Mĩ Giônxơn trực tiếp ra lệnh cho máy bay từ Hạm đội 7 ném bom bắn phá nhiều nơi như: Vinh, Bến Thuỷ (Nghệ An), cửa sông Gianh (Quảng Bình), Lạch Trường (Thanh Hoá) và thị xã Hòn Gai (Quảng Ninh).

Ngày 7-2-1965, lấy cớ "trả đũa" việc Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tấn công vào doanh trại quân Mĩ ở Plâycu, Tổng thống Mĩ Giôn xơn ra lệnh cho không quân Mĩ mở chiến dịch "mũi lao lửa" ném bom bắn phá thị xã Đồng Hới, đảo Cồn Cỏ và một số khi vực khác, chính thức phát động cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc.

Tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, đế quốc Mĩ nhằm ngăn chặn sự viện trợ từ bên ngoài và từ Bắc vào Nam, phá hoại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, khủng bố tinh thần và làm giảm lòng quyết tâm chống Mĩ của nhân dân ta, buộc nhân dân ta ở hai miền Nam-Bắc phải khuất phục và kết thúc chiến tranh theo những điều khoản có lợi cho chúng.

Trong hoàn cảnh đó, tháng 1/1965, Hội đồng Quốc phòng dưới sự chủ toạ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhất trí đề ra nhiệm vụ chiến lược của miền

Bắc trong tình hình mới là: " Tăng cường công tác phòng thủ trị an, sẵn sàng chiến đấu, ra sức xây dựng lực lượng vũ trang hùng mạnh, tích cực củng cố miền Bắc về mọi mặt " [ 23, 341].

Hai ngày sau khi giặc Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 81 CT/TW "Về tăng cường sẵn sàng chiến đấu chống mọi âm mưu của địch khiêu khích, phá hoại miền Bắc". Chỉ thị nêu rõ nhiệm vụ của miền Bắc trước mắt là "Ra sức xây dựng miền Bắc trong hoà bình, đồng thời luôn luôn sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng ứng phó trong mọi tình thế" [3, 215].

Trước những hành động đánh phá điên cuồng của đế quốc Mĩ, từ ngày 25 đến 27-3-1965, Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 11, ra nghị quyết "…chuyển hướng tư tưởng và tổ chức, chuyển hướng xây dựng kinh tế và tăng cường lực lượng quốc phòng cho hợp với tình hình mới và để cho miền Bắc có đủ sức mạnh nhằm kịp thời đáp ứng yêu cầu bảo vệ miền Bắc, chống lại các cuộc ném bom bắn phá với khả năng địch mở rộng chiến tranh ở bất cứ mức độ nào ở miền Nam…nhằm đáp ứng yêu cầu chi viện to lớn cho cách mạng miền Nam trong tình hình mới, đồng thời vẫn đáp ứng yêu cầu tiếp tục tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất và kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội" [20, 110].

Tháng 12-1965, Ban chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 12 quyết định nhiều vấn đề chiến lược cơ bản trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Hội nghị nhấn mạnh "động viên lực lượng cả nước, kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ trong bất kì tình huống nào để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới thực hiện hoà bình, thống nhất nước nhà"

[20, 634].

Dưới ánh sáng Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 11 và 12 (khoá III), Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã từng bước cụ thể hoá chủ

trương đường lối của Đảng một cách toàn diện. Các mặt tư tưởng, tổ chức, kinh tế, văn hoá, giáo dục, quốc phòng an ninh được củng cố. Mọi hoạt động được chuyển từ thời bình sang thời chiến, đảm bảo cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong tỉnh thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ sản xuất và chiến đấu, quyết tâm cùng với quân và dân ta ở miền Bắc đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, góp phần vào nhiệm vụ giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Đối với Mỏ than Vàng Danh, Bộ Công nghiệp nặng giao nhiệm vụ trong năm 1965 phải sản xuất được 240.000 tấn than nguyên khai, sàng tuyển 220.000 tấn than sạch. Thời gian sản xuất chính thức tính từ ngày 1/2/1965.

Nhằm động viên toàn thể cán bộ và công nhân trong toàn Mỏ thi đua sản xuất, hoàn thành toàn diện và vượt mức kế hoạch được giao, Đảng uỷ và Ban Giám đốc Mỏ đã phát động phong trào thi đua "Hưởng ứng chiến dịch sản xuất than vì miền Nam ruột thịt, phấn đấu sản xuất 300.000 tấn than nguyên khai" [16, 88].

Mọi công việc chuẩn bị để có thể khai thác, đảm bảo sản lượng được tiến hành rất khẩn trương và trở thành phong trào thi đua sôi nổi trong toàn Mỏ. Một vinh dự lớn cho Mỏ than Vàng Danh là vào ngày 2-2-1965, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm và nói chuyện với cán bộ, công nhân và nhân dân địa phương. Trong không khí đón năm mới, Người nói: "… Hiện nay, Nhà máy điện Uông Bí và Mỏ Vàng Danh là những xí nghiệp vào loại to và hiện đại nhất của nước ta. Than và điện rất cần cho công nghiệp và nông nghiệp. Các cô, các chú hãy ra sức làm cho nhiều, nhanh, tốt, rẻ. Thiết kế và xây dựng phải làm cho chắc. Tránh làm ẩu rồi phải chữa đi chữa lại, vừa lãng phí sức người, sức của, vừa không tốt cho sản xuất. Phải tiết kiệm nguyên liệu, vật liệu. Phải giữ gìn cho tốt máy móc, vì đó là mồ hôi máu mủ của nhân dân ta mà ra" [28, 383-384].

Sự quan tâm, động viên của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành nguồn cổ vũ to lớn đối với cán bộ, công nhân Mỏ trong việc nỗ lực phấn đấu để chuẩn bị khai thác những tấn than đầu tiên cho đất nước. Ngay sau cuộc mit tinh ở Thị xã Uông Bí, Đảng uỷ Công trường Xây lắp Mỏ Vàng Danh đã phát động cuộc thi đua thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tích cực sản xuất thật nhiều than cho Tổ quốc.

Một phần của tài liệu Mỏ than Vàng Danh trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước (những năm 1965-1975) (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)