Mỏ than Vàng Danh trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp

Một phần của tài liệu Mỏ than Vàng Danh trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước (những năm 1965-1975) (Trang 27)

6. Kết cấu luận văn

1.1.2. Mỏ than Vàng Danh trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp

Pháp (1945-1954)

Cách mạng Tháng Tám thành công, nhân dân cả nước phấn khởi bước vào thời kì xây dựng chính quyền mới. Ở Uông Bí-Vàng Danh, lợi dụng có quân đội Trung Hoa dân quốc, bọn phản động đã cướp đồn Uông Bí khiến lực lượng kháng chiến của ta ở chiến khu Đông Triều phải tiến đánh Đông Triều, kéo quân vào Đồng Tranh, Nam Mẫu.

Ngày 19/12/1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Mỏ than Vàng Danh trở nên tiêu điều vì ta tiến hành tiêu thổ, phá hoại những cơ sở kinh tế còn lại của Công ti than Đông Triều. Đường sá, cầu cống cũng không còn nguyên vẹn. Để cầm chân địch, anh em công nhân đã tham gia tháo gỡ đường ray cắm cọc rào sông Bến Chụp (Nam Khê), nhân dân đóng góp tre, gỗ đóng

bè, rào sông Sinh tại cảng Điền Công. Nhân dân thôn Đồng Nối đào đường, đắp ụ cản xe tăng của địch từ cảng Điền Công, tiến vào phá nhà chủ Mỏ ở Uông Bí và cầu trên sông Sinh, sông Uông. Lực lượng vũ trang được lệnh rút vào hậu cứ Đồng Tranh - Nam Mẫu để bảo tồn và củng cố lực lượng. Tháng 3- 1947, quân Pháp chiếm lại Uông Bí - Vàng Danh và tiếp tục tiến hành khai thác.

Đầu năm 1948, Công ti than Đông Triều cử chủ nhì là Vuysa (Vuichard) và viên kĩ sư quan tư Pơdơđa (Peseda) trở lại tổ chức khai thác phục vụ nhu cầu về than cho chiến tranh. Nhưng đến hết năm, kết toán bị lỗ 100.428$57, do đó đầu năm 1949, chúng tạm ngừng khai thác. Đến 8-1949, Mỏ mới bắt tay vào việc chuẩn bị tiếp tục khai thác, chủ yếu là sàng lại số than cũ, còn việc sản xuất mới chưa làm được vì thiếu dụng cụ và nhân công. Mỗi ngày Mỏ làm được từ 70 đến 100 tấn than.

Số tiền Công ti than Đông Triều nhận được khoản bồi thường chiến tranh theo thông báo từ Chính phủ Pháp là 24.300.000$00, nhưng mới được lĩnh 6.310.000$00. Dự kiến Công ti sẽ cấp tốc trang bị dụng cụ để tăng năng lực sản xuất.

Trong một báo cáo (số 860/P4B, ngày 27-6-1950) của Uỷ ban kháng chiến hành chính Quảng Yên gửi Uỷ ban kháng chiến hành chính Liên khu Việt Bắc, cho biết tại Mỏ than Uông Bí có khoảng 1.000 thợ thuyền, trong đó có 100 thợ lò, mỗi ngày 7 lò khai thác sản xuất được chừng 100 tấn than và được 7 đầu tầu kéo ra cảng Điền Công chở đi Hải Phòng bán. Chủ mỏ tìm mọi cách để giữ được thợ, ngoài lương hằng ngày còn phát cho 1 kg gạo , thỉnh thoảng còn cấp vải, chăn, đường, sữa. Những người thợ vào làm việc ở mỏ tuy chưa có cuộc tranh đấu nào, nhưng có ý thức giúp đỡ cán bộ của Chính phủ được phái đến hoạt động ở vùng Mỏ, giúp sức nhân viên công an phá hoại một đầu xe lửa của địch. Để đối phó lại, địch đã cho chỉ điểm trà trộn trong số thợ để dò la thông tin và chống phá ta.

Tuy nhiên, do làm ăn thua lỗ triền miên và tình hình chiến sự bất lợi cho việc khai thác than của Pháp, vì thế đến ngày 30-11-1950, toàn bộ hai Mỏ Vàng Danh và Uông Bí thuộc Công ti than Đông Triều ngừng khai thác than hoàn toàn. Báo cáo của Ti Công an Quảng Yên ngày 8-12-1950 ghi rõ: " Sau khi tháo xong máy móc chuyển về Hải Phòng, bọn Tây ở Uông Bí tiếp tục cho dỡ nốt các tấm kim khí, tôn kẽm trong các xưởng, đồng thời cho gỡ cả đường xe lửa từ Mỏ Vàng Danh ra đến cảng Điền Công và hiện đã tháo gần đến Lán Tháp. Ngày 12-11-1950, chúng cho các cai lò vào Vàng Danh dùng mìn làm sập các lò chính, lấy gỗ đá ghép kín các lò ngách rồi thanh toán hết lương bổng cho thợ…" [16, 51].

Từ tháng 3 đến 4/1951, ta mở chiến dịch Đường số 18, sử dụng 7 trung đoàn đánh vào phòng tuyến của địch từ Phả Lại đến Uông Bí. Mặt khác, ta còn phát động chiến tranh du kích, phá cầu cống, cản trở giao thông và tạo điều kiện vận chuyển lương thực ra vùng tự do. Từ ngày 23-3 đến ngày 5-4- 1951, dân quân, du kích vùng Uông Bí - Vàng Danh phối hợp với bộ đội tấn công vào các đồn Lán Tháp, Lọc Nước, Sông Châu, Bí Chợ, Dốc Đỏ…, càng khiến cho bọn chủ mỏ không dám nghĩ đến việc khai thác lại, phải cho tháo gỡ nốt máy móc chuyển đi nơi khác. Các nhà máy điện, nhà Sàng chỉ còn lại bộ khung.

Trong suốt mấy năm quân thù chiếm đóng, ta đã tiêu diệt một số phản động, bắt sống một số lính gác và mật thám cùng bọn lính tuần tiễu từ Uông Bí đi cảng Điền Công, đánh mìn xe tiếp tế lương thực, đánh đổ tầu hoả, phục kích xe tăng, cắt dây điện thoại trên tuyến Uông Bí - Điền Công và Uông Bí - Bí Trung, đột nhập vào văn phòng Mỏ than Vàng Danh đốt hết giấy tờ, thu hai máy chữ.

Đầu tháng 11-1953, quân Pháp huy động 9 đại đội biệt kích cùng 2 tiểu đoàn pháo yểm trợ tấn công vào căn cứ Thượng Yên Công nhưng bị thiệt hại nặng, phải rút lui.

Vào lúc 7 giờ sáng ngày 24-4-1955, lực lượng tiếp quản của ta từ Đông Triều, Lán Tháp tiến vào Uông Bí - Vàng Danh. Đến 9 giờ sáng ngày 25-4-1955, tên lính Pháp cuối cùng rút khỏi cảng Điền Công. Ngay chiều hôm đó, hơn 7.000 người đã đổ về Uông Bí dự cuộc mit tinh mừng quê hương giải phóng.

1.2 MỎ THAN VÀNG DANH TRONG 10 NĂM SAU KHI HOÀ BÌNH LẬP LẠI (1955 - 1965)

1.2.1 Khôi phục, ổn định tổ chức và sản xuất sau chiến tranh (1955-1960) (1955-1960)

Sau ngày miền Bắc hoàn toàn giải phóng, Trung ương Đảng và Chính phủ chủ trương khôi phục và phát triển mạnh ngành Than. Khu Mỏ Vàng Danh đã ngừng khai thác từ năm 1950 nên tất cả tài liệu liên quan đến kĩ thuật và quản lí đều không còn, hầm lò sạt lở nhiều không được tu bổ. Tuy nhiên, các đường lò chính ở Vàng Danh vẫn còn khá tốt, việc phục hồi sẽ không tốn kém nhiều. Để có thể tiếp tục khai thác được, phải lập kế hoạch khôi phục, xây dựng Mỏ với công suất 60 vạn tấn/năm, trong đó có nhà Sàng, đường sắt và cảng Điền Công.

Từ đầu thế kỉ XX, người Pháp đã khai thác 7/10 vỉa than tại Vàng Danh, lấy đi 5 đến 5,5 triệu tấn than, trong đó sản lượng khai thác cao nhất là năm 1939 đạt 56,2 vạn tấn. Theo đánh giá sơ bộ ban đầu của các chuyên gia Liên Xô thì trữ lượng than ở khu Uông Bí và khu Franois kế cận từ mức +70 trở lên vào khoảng 80 đến 90 triệu tấn. Tài liệu và các bản phân tích của Pháp đánh giá than ở đây có độ rắn cao, thuộc loại than gầy dễ cháy, tỉ lệ cục chiếm tới 60-70%.

Ngày 20-12-1958, Trưởng đoàn chuyên gia Liên Xô Điđơcôpxki lập bản

Trần Đại Nghĩa đã duyệt bản báo cáo trên và kí văn bản số 2801/BCN-VP2 ngày 28-12-1958 trình lên Chính phủ.

Việc khôi phục khu Mỏ Vàng Danh - Uông Bí được Chính phủ chấp nhận. Theo Hiệp định hợp tác kinh tế khoa học và kĩ thuật được kí giữa Việt Nam và Liên Xô ngày 7-3-1959 tại Hà Nội, Chính phủ Liên Xô sẽ giúp thiết kế, trang bị để khôi phục Mỏ than Vàng Danh với công suất 60 vạn tấn/năm.

Ngày 15-4-1959, trong tờ trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Lê Thanh Nghị cho biết nhu cầu than gầy trong nước từ 1960 trở đi sẽ tăng lên nhanh chóng. Để đáp ứng yêu cầu đó, khu mỏ Vàng Danh - Uông Bí phải khai thác được khoảng 642.500 tấn than nguyên khai /năm (257.000 tấn than cám, 385.000 tấn than cục). Số than khai thác được sau khi cung ứng cho các nhà máy và nhu cầu trên sẽ thừa trên 200.000 tấn than cục, sẽ cung ứng cho các nhà máy điện đang dùng than cục (30.583 tấn) và các nhu cầu khác ở miền Bắc (185.000 tấn), nếu chưa sử dụng hết sẽ chuyển sang xuất khẩu. Điện dùng cho việc khai thác vào khoảng 2000 KW, lấy từ nhà máy nhiệt điện Uông Bí.

Về biện pháp thực hiện, căn cứ theo Hiệp định về hợp tác kinh tế và khoa học - kĩ thuật kí với Liên Xô hồi tháng 3-1959, đề nghị Liên Xô viện trợ theo hình thức thiết bị toàn bộ, đưa chuyên gia sang trong quý IV năm 1959 để sưu tầm tài liệu làm cơ sở trong công tác thiết kế khôi phục Mỏ. Việc thăm dò do chuyên gia Trung Quốc giúp đỡ. Tháng 8-1959, Bộ Công nghiệp đã tổ chức một đoàn khảo sát thăm dò địa chất sơ bộ khu Mỏ Vàng Danh gồm Đoàn Địa chất II với sự phối hợp của các chuyên gia Trung Quốc. Qua ba tháng, đoàn đã lập được báo cáo sơ bộ về địa chất ở ba khu vực gồm Vàng Danh, Cánh Gà và Than Thùng.

Ngày 15-12-1959, văn bản Nhiệm vụ thiết kế khôi phục Mỏ than Vàng Danh ở vùng Uông Bí được Bộ Công nghiệp thông qua và trình lên Chính phủ. Theo đó, " Vùng Mỏ Vàng Danh có triển vọng tốt và sẽ khai thác được lâu dài. Những điều kiện khai thác ở Mỏ sẽ thuận lợi vì Mỏ gồm một số vỉa than dầy và trung bình. Than khai thác ở Vàng Danh là than gầy (anthracite) và tỉ lệ than cục cao hơn các mỏ khai thác anthracite khác ở Việt Nam. Công suất Mỏ Vàng Danh khi khôi phục xong được quy định là 600.000 tấn trong một năm. Khi thiết kế có dự tính khả năng tăng công suất cử Mỏ trong tương lai lên đến 1,2 triệu rồi 1,5 triệu tấn trong một năm" [16, 57].

Cùng với việc chỉ ra những công việc chủ yếu trong nhiệm vụ thiết kế khôi phục Mỏ than Vàng Danh. Trong văn bản còn nêu rõ một số qui định khác, như số ngày làm việc trong năm đối với cán bộ, công nhân là 300 ngày, số ca làm việc trong 24 giờ là 3 ca, trong đó 2 ca tiến hành khai thác than và 1 ca tiến hành sửa chữa máy móc, chuẩn bị vật tư sản xuất. Thời gian làm việc của mỗi ca là 8 giờ.

Việc khôi phục Mỏ Vàng Danh về cơ bản mới nhằm vào khu vực Tây Vàng Danh trên những nét hết sức sơ bộ vì tài liệu địa chất không chính xác, tình hình lò cũ chưa khảo sát được.

Ngày 17-12-1959, Bộ Công nghiệp gửi văn bản số 5553- BCN/TK trình lên Chính phủ xin phê chuẩn nhiệm vụ thiết kế, khôi phục Mỏ Vàng Danh với công suất thiết kế bước đầu là 600.000 tấn/năm, sau này phát triển về khu Cánh Gà và Than Thùng có thể công suất lên 1.500.000 tấn/năm.

Căn cứ vào tờ trình trên và tinh thần cuộc họp cùng ngày giữa Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Công nghiệp và Bộ Giao thông - Bưu điện, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước có tờ trình số 3174/UBCN lên Thường vụ Hội đồng Chính phủ bày tỏ sự nhất trí với đề án và các vấn đề được nêu. Tờ trình cũng cho

biết giá thành khôi phục tuy chưa khảo sát kĩ lưỡng và chi tiết được nhưng ước tính khoảng 20 triệu rúp. Đường vận chuyển do Việt Nam phụ trách ước khoảng 60 đến 70 triệu đồng Việt Nam. Ngoài ra, tờ trình lưu ý: Trong năm 1960, Bộ Giao thông - Bưu điện cần tổ chức làm đường vận chuyển từ cảng Điền Công đến thị trấn Uông Bí, chủ yếu bảo đảm vận chuyển thiết bị vật liệu vào quý II năm 1960, có thiết bị nặng 60 tấn, còn đường sắt và đường bộ phục vụ cho Mỏ than Vàng Danh phải khảo sát thiết kế và chuẩn bị lực lượng thi công để đầu năm 1961 có thể thi công và cuối năm 1961 có thể bước đầu vận chuyển vật liệu thiết bị cho công tác chuẩn bị sản xuất của Mỏ, nghiên cứu việc khôi phục cảng Điền Công.

Ngày 14-1-1960, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Hùng kí văn bản số 150/CN phê chuẩn nhiệm vụ thiết kế khôi phục Mỏ Vàng Danh với công suất 60 vạn tấn/năm và các công trình xây dựng, như nhà Sàng rửa (lợi dụng nhà Sàng và boongke cũ), phân xưởng sửa chữa cơ khí, nhà văn phòng, kho vật liệu, trạm biến thế.

Qua một thời gian chuẩn bị, sau khi căn cứ vào qui hoạch và thiết kế sơ bộ, Bộ Công nghiệp nặng (khi đó Bộ Công nghiệp đã được tách thành hai Bộ Công nghiệp nặng và Bộ Công nghiệp nhẹ) ra Quyết định thành lập Ban kiến thiết Mỏ Vàng Danh để làm chức năng chủ công trình với bộ khung gồm cán bộ ở Ban kiến thiết nhà Máy Suppe Lâm Thao được bổ sung một số cán bộ Cục kiến thiết cơ bản với khoảng 30 cán bộ, công nhân viên. Ông Đặng Văn Sơ được cử làm Trưởng ban kiêm Bí thư chi bộ, các ông Nguyễn Sơn Sát và Lê Đức Tiến làm Phó ban. Chi bộ của Ban Kiến thiết Mỏ Vàng Danh có 10 đảng viên.

Một trong những nhiệm vụ trước mắt của Ban Kiến thiết Mỏ Vàng Danh là chuẩn bị nhà của, nơi ăn chốn ở, điều kiện làm việc cho chuyên gia Liên

Xô sang tiếp tục khảo sát và tiến hành thiết kế kĩ thuật. Nhiều nhà tranh tre đã được xây dựng sát bờ sông Uông Bí dùng để ở, làm nơi tập kết vào làm việc ở Mỏ Vàng Danh.

Như vậy, thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng và Chính phủ về việc khôi phục và phát triển mạnh ngành Than, với sự cố gắng của cán bộ và công nhân Mỏ cùng sự nhiệt tình giúp đỡ của chuyên gia Liên Xô, Trung Quốc, chỉ trong một thời gian ngắn, đến năm 1960, công tác khôi phục, ổn định tổ chức và sản xuất của Mỏ than Vàng Danh đã căn bản hoàn thành.

1.2.2 Mỏ than Vàng Danh trong trong thời kì thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965)

Tháng 9/1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã diễn ra tại thủ đô Hà Nội. Đại hội đã thông qua đường lối cách mạng XHCN ở miền Bắc và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm lần thứ nhất (1961-1965). Nghị Quyết Đại hội khẳng định: "Muốn phát triển mạnh mẽ sức sản xuất, củng cố và phát triển quan hệ sản xuất mới, đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, thì trong thời gian kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, chúng ta phải ra sức phấn đấu để thực hiện một bước công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, xây dựng bước đầu cơ sở vật chất và kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, đồng thời hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa, làm cho kinh tế miền Bắc nước ta thành một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa" [19, 566].

Về phương hướng, nhiệm vụ của ngành Than, Đại hội chỉ rõ "Cần thoả mãn đầy đủ nhu cầu trong nước về các loại than không khói, đồng thời tăng thêm mức xuất khẩu. Về than mỡ, cần hết sức đẩy mạnh thăm dò, tiết kế…để tiến tới giải pháp cho nhu cầu luyện than cốc. Hướng chính để tăng sản lượng than vẫn là Hòn Gai, Cẩm Phả. Cần chú trọng nâng cao trình độ khai thác cơ giới hoá ở đấy và dần dần mở rộng việc khai thác bằng hầm lò. Đồng thời

tranh thủ mở rộng các công trường khai thác ở Uông Bí, Mạo Khê, Tràng Bạch, Làng Cẩm. Ngoài ra, các địa phương cũng có những mỏ than nhỏ, cần tổ chức khai thác để phục vụ nhu cầu công nghiệp của địa phương" [19, 857].

Tiếp đó, Đại hội đại biểu khu Hồng Quảng lần thứ I (kỳ 2) cũng chỉ rõ:

" Phải coi trọng nhiệm vụ phát triển công nghiệp mỏ, năm 1961 khai thác than phải tăng 6,36% than sạch so với năm 1960 " [3, 165].

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu khu Hồng Quảng là ánh sáng soi đường cho ngành Than phát triển. Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng và Khu uỷ Hồng Quảng, ngành Than Quảng Ninh đã phát động nhiều phong trào thi đua yêu

Một phần của tài liệu Mỏ than Vàng Danh trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước (những năm 1965-1975) (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)