Các nghi lễ liên quan đến làm nhà mới

Một phần của tài liệu Văn hóa của người tày ở huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 65 - 67)

7. Bố cục luận văn

3.1.3. Các nghi lễ liên quan đến làm nhà mới

* Chọn đất làm nhà

Để dựng ngôi nhà mới, người Tày ở Định Hóa bao giờ cũng chọn đất để làm nhà trước tiên. Đây là việc mà người Tày rất coi trọng. Theo quan niệm của người Tày, đất nào cũng có thổ thần (thổ tỳ) cai quản, đồng bào nơi đây thường có câu: “Làm được ăn nhờ mồ mả, thong thả nhờ đất nhà”. Cách thức chọn đất làm nhà của người Tày được trải qua nhiều thủ tục, nghi thức và được tiến hành rất cẩn thận, chu đáo. Vì người Tày cho rằng: ngôi nhà có được vững chãi, gia đình có được khỏe mạnh, bình yên, ăn nên làm ra hay không đều nhờ sự phù hộ, che chở của ma thổ tỳ và ma tổ tiên.

Công việc đầu tiên là phải tiến hành xem tuổi của chủ nhà, đồng bào thường xem tuổi của đàn ông, xem năm ấy có được tuổi để dựng nhà hay không? Nếu năm ấy hợp tuổi để làm nhà, người chủ tiến hành chọn đất để dựng nhà. Khi đi đến nhà thầy để xem đất dựng nhà, người chủ phải mang theo mấy nắm đất tại những nơi định dựng nhà, nếu thầy xem được nắm đất nào thì dựng nhà ở nơi đó.

Sau khi đã chọn được mảnh đất tốt để dựng nhà, người chủ nhà mời thầy cúng đến để chọn hướng làm nhà. Nhà của người Tày ở Định Hóa thường theo hướng nam (tùy thuộc vào vị trí và thế đất của từng nhà), nhưng hướng của ngôi nhà người Tày thường nhìn ra phía cánh đồng hoặc thung lũng tạo nên được không gian thoáng đãng, không khí trong lành. Và „„nếu quanh có nhiều đồi núi cao, thấp trông như rồng cuốn hoặc có dải núi đồi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn võng xuống là rất tốt bởi người ta coi đó là nơi đựng của cải gia chủ dựng nhà, theo hướng ấy sẽ làm ăn phát đạt. Trường hợp xung quanh có sông suối bao bọc hay có ngọn núi, triền đồi mà phía trước giống hình người an tọa nhìn thẳng vào nhà cũng là hướng tốt, sinh sống ở đó sẽ bình yên mãi mãi, con cháu đông đúc, chăn nuôi phát triển ‟‟ [57, tr. 52].

Công việc tiếp theo là san nền và dựng nhà. Trước khi tiến hành san nền để dựng nhà, người Tày tiến hành làm lễ “động thổ” để cầu mong cho công việc dựng nhà được an toàn và thuận lợi. Người Tày thường không thuê các cánh thợ về làm mà chủ nhà thường nhờ anh em, họ hàng, bạn bè, làng xóm đến giúp rất đông.

* Lễ mừng nhà mới

Dù nhà có của hay nhà thiếu thốn không ai bỏ qua được bữa ăn mừng nhà mới, ngày ăn mừng nhà mới cũng là ngày làm lễ dọn về nhà mới ở. Bữa cơm rượu ăn mừng nhà mới rất thịnh soạn và thường chỉ ăn một bữa. Ngoài những người có công giúp dựng nhà - trong bữa ấy cũng được gọi là khách mời dự lễ ăn mừng nhà mới - chủ nhà còn mời thêm bạn bè và người thân bên nội, ngoại.

Để chuẩn bị cho lễ mừng nhà mới, chủ nhà phải mời thầy cúng xem ngày tốt đồng thời phải chuẩn bị một con lợn 50 - 60 kg, gạo nếp, gạo tẻ, rượu đủ mời khách.

Trong lễ mừng nhà mới, những người khách được mời đều có những tặng phẩm để tặng cho chủ nhà như: tiền, gạo, rượu, câu đối viết trên tấm vải điều.

Trong lễ này, chủ nhà sẽ mang vào nhà một số đồ vật tượng trưng như: bình vôi, cái giá trên gác bếp mà nhà nào cũng cần phải có. Sau đó chủ nhà chất một đống củi ở giữa bếp và mời 4 ông già được tín nhiệm trong thôn bản cầm 4 bó đuốc đi từ góc nhà vào châm lửa đồng thời cùng hô: “Vững như núi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn đá, chắc như bàn thạch”. Theo quan niệm của đồng bào là để cầu mong gia đình được khỏe mạnh, làm ăn được thuận lợi.

Một phần của tài liệu Văn hóa của người tày ở huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)