Nghệ thuật múa rối

Một phần của tài liệu Văn hóa của người tày ở huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 110 - 112)

7. Bố cục luận văn

3.4.1. Nghệ thuật múa rối

Nghệ thuật rối Tày ở Định Hóa là một nét văn hóa dân gian độc đáo. Cả phường rối thường gồm 12 người, trong đó 6 người điều khiển con rối, 4 người chơi nhạc, 1 người giáo (dẫn truyện) và 1 người phụ giúp chuẩn bị các con rối.

Ru Nghệ là một bản nhỏ của xã Đồng Thịnh huyện Định Hóa nơi còn lưu giữ nghệ thuật múa rối độc đáo của người Tày. Múa rối Ru Nghệ thường được tổ chức vào ngày mồng 4 tháng giêng âm lịch. Đây là một phần nghi lễ quan trọng không thể thiếu của ngày hội Lồng tồng, diễn ra hàng năm tại bản không mang đi nơi khác. Trò rối diễn ra trong lễ hội Lồng tồng là trò Bắt tắc kè. Theo tín ngưỡng địa phương thì báo giờ tắc kè kêu thì trời mới mưa to, mới có nước để sản xuất. Nhân dân muốn trong năm mới mưa thuận gió hòa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thì phải bắt tắc kè kêu. Trò được diễn ra nhằm ý đồ này. Trò được diễn ra như sau: Một đoạn thân cây thẳng bằng tre hoặc bằng trúc, dài khoảng 3 m, có bố trí con tắc kè ở cái tổ trên ngọn, một người leo lên bắt ở dưới gốc cây. Nghệ nhân đứng dưới gốc cây đẩy hai que thép luồn trong một cây trúc có đầu buộc vào hai tay và hai chân người bắt làm động tác, co tay duỗi chân, vươn mình khi leo lên và một nghệ nhân khác kéo đẩy một que sắt khác có đầu buộc vào con tắc kè điều khiển nó thò ra thụt vào trong tổ. Các quân rối đều đẽo bằng gỗ bôi màu hóa trang.

Các nghệ nhân mang quân trò tắc kè ra giữa sân khấu, hai người ngồi giữ cho cây đứng và hai người điều khiển hai quân rối hoạt động.

Tắc kè cứ thập thò cửa sổ

Người bắt ở dưới gốc cây đã sẵn sàng. Ông trùm gõ mèn giáo

Kính chiềng thượng hạ Được nghe ông trời Sét đắp bờ cày bừa

Ruộng đến ngày cày bừa ruộng có nước Tôi mới đi

Rủ làng dưới nhiều người Ngày mai đắp vai

Lấy nước gieo mạ Suối thì cạn lắm

Nước không lên mương Tắc kè nghe thương Hắn nói đằng hắng Ba tiếng “e hèm” Khỉ bầy tức cười

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Định vào chầu vua

Được mùa bội thu.

Trong khi đó, người bắt leo lên. Nhưng cứ leo gần đến nơi tắc kè lại thụt vào tổ, người bắt lại tụt xuống, tắc kè lại chui ra bò xuống, người bắt lại leo lên và tắc kè lại lui về tổ, người bắt lại tụt xuống… Có những lúc tưởng như tắc kè nằm ngủ không biết người đang lặng lẽ nhẹ nhàng leo lên sát đến nơi, nhưng cũng không bắt được, khi người vừa tụt xuống tắc kè lại bò xuống theo như trêu như thách… Trò diễn ra khá sinh động làm người xem thích thú. Kết thúc trò múa rối là tắc kè cũng bị người bắt. Dân làng phấn khởi. Cả bản kết thúc ngày hội trong cơm rượu no say.

Không chỉ có bản Ru Nghệ mà phường Bình Yên cũng có múa rối. Đây là nghệ thuật múa rối que và rối máy, các quân rối đều làm bằng gỗ, bôi màu. Quân rối Bình Yên nhỏ, cỡ 0,3 m, đẽo, gọt, hóa trang sơ sài, màu sắc nghèo nàn, kỹ thuật và nghệ thuật chưa cao. Tổng số có 31 quân rối gồm 22 quân rối người và 9 quân rối vật. Theo các nghệ nhân số quân này không thay đổi. Nghệ nhân điều khiển nấp kín trong buồng trò, mắt nhìn mặt quân rối cao trên đầu mình, hai tay điều khiển quân rối làm động tác : quân rối di chuyển theo sự di chuyển của toàn thân người điều khiển. Cách diễn là : theo lời giáo ở ngoài, các nghệ nhân lần lượt đưa các con rối lên múa.

Nghệ thuật múa rối ở Định Hóa đã thể hiện khá sinh động sinh hoạt sân khấu của đồng bào Tày nơi đây.Tính kỳ kạ của nghệ thuật múa rối tỏ ra có sức hấp dẫn lớn bên cạnh tính tổng hợp của nghệ thuật này. Người xem thích quân rối đẹp, cử động tài, lời văn cảm động, câu chuyện có ý nghĩa, tiếng đàn hát hấp dẫn.

Một phần của tài liệu Văn hóa của người tày ở huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)