Những khó khăn

Một phần của tài liệu đề tài phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của việt nam gian đoạn 2007- 2009 (Trang 29 - 31)

KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỚI 3.1 Thuận lợi và khó khăn

3.1.2Những khó khăn

Trước hết là khó khăn tồn tại trong nước hiện nay. Vấn đề nuôi trồng, đánh bắt xa bờ vẫn còn quy mô nhỏ, lạc hậu; ứng dụng khoa học kỹ thuật hạn chế, phát triển mô hình công nghiệp còn ít. Ảnh hưởng biến đổi khí hậu đẩy nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền đe dọa nghề nuôi thủy sản, vấn đề quy hoạch thủy sản còn chồng chéo, nên không thể ổn định việc nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu.

Trở ngại lớn nhất của xuất khẩu thủy sản trong thời gian tới vẫn sẽ là xu hướng bảo hộ thương mại, các hàng rào kĩ thuật từ các nhà nhập khẩu, đặc biệt là luật mới: Luật IUU (Quy định về hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định) bắt đầu có hiệu lực từ 1.1.2010. Một số qui định của luật này như: các sản phẩm thủy sản nhập khẩu vào EU phải có giấy chứng nhận đánh bắt, cơ

quan chức năng của nước có tàu đánh bắt phải xác nhận thủy sản đánh bắt được trên tàu là phù hợp với quy định của pháp luật và các quy định quốc tế về quản lý vào bảo tồn nguồn lợi thủy sản, các quốc gia thành viên EU phải áp dụng việc xử phạt ở mức tối thiểu gấp 5 lần giá trị của sản phẩm thủy sản sai phạm thu hồi được khi phát hiện vi phạm quy định nói trên…Việc kiểm dịch chặt chẽ và thường xuyên ban hành các tiêu chuẩn mới khắc khe về dư lượng kháng sinh và vệ sinh an toàn thực phẩm tại các thị trường, đã gây ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó bộ nông nghiệp Mỹ hiện đang triển khai dự luật nông nghiệp 2008 (Farmbill), trong đó có điều khoản nhằm hạn chế nhập khẩu cá tra của Việt Nam, bằng việc mở rộng định nghĩa catfish, nhằm đưa cá tra của Việt Nam vào danh sách này để chuyển sang bộ nông nghiệp quản lý. Dự luật này thành hiện thực sẽ là một trở ngại lớn đối với cá tra Việt Nam trên thị trường Mỹ. Trong đó, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vẫn đang gặp gắt rối về vấn đề nguyên liệu đầu vào và chi phí vốn. các doanh nghiệp không còn được hỗ trợ 4% lãi suất ngắn hạn, thay vì 0,53% các doanh nghiệp phải trả 1,5% lãi suất. Trong khi đó giá nguyên liệu, thức ăn thủy sản, chi phí xăng dầu vẫn liên tục tăng, và thuế nhậu khẩu nguyên liệu một số mặt hàng vẫn chưa đưa về mức 0%. Hầu hết các nhà máy chế biến thủy sản chỉ hoạt động tối đa khoảng 70% công suất. Số nhà máy chế biền thủy sản nhiều và vẫn đang tăng lên nhưng sản lượng nuôi trồng và khai thác trong nước chưa nhiều thay đổi, dẫn đến tình trạng cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp. Một số khó khăn không nhỏ khác như tình trạng con giống không đảm bảo chất lượng, tình trạng bỏ nuôi sẽ tái diễn trong năm 2010, và dự báo tỷ lệ sẽ tăng lên 50- 60%. Tình trạng thiếu nguyên liệu đang diễn ra nghiêm trọng, các nhà máy chỉ chạy 30-40% công suất. Thị trường cá tra philê tại EU, Mỹ, Nga và nhiều nơi khác hiện đứng giá ở mức 1,7-2,9 USD/kg như năm 2009 chứ không tăng, nên không thể nâng

giá mua nguyên liệu, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa sản xuất với chế biến, khâu

tiếp thị và quản lý yếu. Thiếu lao động có trình độ cũng là một trở ngại ảnh hưởng không nhỏ đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Một phần của tài liệu đề tài phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của việt nam gian đoạn 2007- 2009 (Trang 29 - 31)