Chuyển giao phần vốn của nhà nước (giá trị sử dụng đất và giá trị tà

Một phần của tài liệu Chuyển đổi mụ hình tổ chức quản lý chợ trên địa bàn Quận Cầu Giấy (Trang 49 - 52)

sản do nhà nước đầu tư xây dựng chợ) cho doanh nghiệp nhà nước dưới hình thức bổ sung vốn cho doanh nghiệp để doanh nghiệp tham gia cổ phần.

- Chuyển giao phần vốn của nhà nước (giá trị sử dụng đất và giá trị tài

sản do nhà nước đầu tư xây dựng chợ) cho UBND Quận quản lý tham gia cổ phần (hình thức như Công ty Cổ phần Chợ Đồng xuân). UBND Quận cử dại diện tham gia Hội đồng quản trị công ty cổ phần, quản lý phần vốn góp của Nhà nước (Sở Tài chính hướng dẫn cử đại diện và quản lý vốn Nhà nước).

1.2 - HTX kinh doanh, khai thác và quản lý chợ.

- Đối với những chợ được xây dựng do vốn của các thành phần kinh tế, cá nhân đầu tư xây dựng, nếu đủ điều kiện thì cho phép chuyển đổi thành lập HTX kinh doanh, khai thác và quản lý chợ.

- Phương thức chuyển đổi: Thông qua vốn góp của các thành phần kinh tế, cá nhân chuyển đổi thành cổ phần của xã viên tham gia HTX và kết nạp thêm xã viên nếu có nhu cầu, Nhà nước cho thuê quyền sử dụng đất và thu thuế sử dụng đất, thuế kinh doanh theo pháp luật.

1.3 - Công ty tư nhân kinh doanh, khai thác chợ.

- Đối với những chợ có điều kiện cho phép chuyển đổi thành lập công ty tư nhân kinh doanh, khai thác và quản lý chợ.

- Phương thức chuyển đổi: Việc kinh doanh khai thác quản lý theo mô hình mới được thực hiện theo phương thức đấu thầu hoặc cho thuê.

- Trình tự nội dung tiến hành chuyển đổi mô hình tổ chức:

Việc đấu thầu phải thực hiện đúng theo trình tự của một gói thầu có quy trình thực hiện rõ ràng để đảm tính công bằng cho các doanh nghiệp tham gia đấu thầu. Tuân thủ đúng luật đấu thầu mà nhà nước đã ban hành.

Để thực hiện các phương thức chuyển đổi trên: Quận cần khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng và kinh doanh chợ (Đặc biệt ưu tiên các thành phần kinh tế, cá nhân góp vốn hoặc kinh doanh tại chợ). Sau khi quận xây dựng đề án chuyển đổi mô hình quản lý chợ thuộc địa bàn, cần báo cáo UBND thành phố xem xét, quyết định.

Trong quá trình triển khai thực hiện phải tuân theo quy định của Nhà nước và thành phố về các luật đã ban hành như: Luật doanh nghiệp, Luật HTX, và thực thi theo Quyết định số 2063/QĐ-UB ngày 08/4/2004 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành quy trình sắp xếp chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước để đảm bảo tính phát lý cho việc chuyển đổi.

1.4 - Ban quản lý chợ.

Đối với các chợ đang hoạt động do Nhà nước đầu tư xây dựng, chưa thực hiện việc chuyển sang hình thức giao hoặc tổ chức đấu thầu để lựa chọn doanh nghiệp khai thác kinh doanh chợ, Ban quản lý chợ cần xây dựng phương án để chuyển sang hoạt động theo quy định tại Điều 8 của Nghị định 02/2003/NĐ-CP. Cụ thể:

- Ban quản lý chợ tiến hành xây dựng nội quy chợ theo 9 nội dung của Nghị định 02/2003/NĐ-CP.

- Ban quản lý tiến hành tổ chức kinh doanh các dịch vụ tại chợ như giữ xe, dịch vụ đo lường, bốc xếp hàng hóa, kho bảo quản hàng hóa, dịch vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm,… Để thực hiện điều này, Ban quản lý cần trang bị các phương tiện cần thiết cũng như phối hợp với các cơ quan chức năng để đảm bảo rằng các loại hàng hóa được kinh doanh tại chợ phù hợp với các tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường theo quy định hiện hành.

- Tổ chức kiểm tra việc chấp hành nội quy chợ đối với các hộ kinh doanh trong chợ, bố trí sắp xếp lại các khu vực kinh doanh đảm bảo các yêu cầu trật tự, vệ sinh môi trường, văn minh thương nghiệp, xử lý các trường hợp vi phạm nội quy của các hộ tiểu thương như tự ý cơi nới sạp lấn chiếm lối đi, che chắn tầm nhìn,…

- Phối hợp với các cơ quan chức năng của phường tiến hành giải tỏa, xử lý các hộ kinh doanh tự phát lấn chiếm lòng lề đường khu vực chung quanh chợ và bên ngoài nhà lồng, trên các đường bao quanh chợ. Giải tỏa triệt để các chợ tự phát ăn theo chợ chính.

- Mô hình tổ chức:

+ BQL chợ trực tiếp quản lý một chợ lớn trung tâm.

+ Thành lập tổ quản lý chợ ( trực thuộc BQL chợ) trực tiếp quản lý chợ còn lại.

1.5 - Thời gian và tiến độ thực hiện.

Năm 2005: Theo Thành phố trong quý II, quý III mỗi quận chọn 1 - 2 chợ chỉ đạo điểm và tổng kết rút kinh nghiệm nhân ra diện rộng, đến cuối năm chuyển đổi ít nhất 50% số chợ.

Năm 2006: Chuyển đổi xong tất cả các chợ còn lạị (Đây là tiến độ Thành phố xây dựng).

Song đến nay : Các Sở, Ngành thành phố chưa có thông tư hướng dẫn các quận, huyện chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ Như:

- Thành phố giao Sở Nội vụ hướng dẫn tổ chức bộ máy biên chế, chế độ chính sách đối với cán bộ công nhân viên chức làm việc tại BQL chợ.

- Sở Thương mại xây dựng nội quy “Mẫu” về tổ chức, quản lý kinh doanh, khai thác chợ, trình UBND thành phố duyệt và hướng dẫn các quận,

- Sở Tài chính: Có trách nhiệm hướng dẫn trình tự thực hiện cổ phần hóa chợ và định giá giá quyền sử dụng đất, tài sản Nhà nước tham gia cổ phần hóa, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước tham gia cổ phần hóa; Hướng dẫn chuyển giao vốn như thế nào, hướng dẫn UBND quận cử cán bộ Nhà nước tham gia Hội đồng quản trị tại công ty cổ phần để quản lý vốn của Nhà nước và cổ tức hàng năm; Hướng dẫn hình thức quản lý vốn góp, chế độ thu - chi tài chính, nộp ngân sách như thế nào ?.v.v..

Vì vậy nên quận chưa thể xây dựng được kế hoạch, bước đi cụ thể làm công việc gì?

2 - Đối với các chợ thuộc phường quản lý.

Bao gồm các chợ do phường xây dựng theo quy hoạch bằng vốn của phường đầu tư hoặc vốn huy động của các thành phần kinh tế, các hộ kinh doanh.

2.1 - Thành lập HTX kinh doanh, khai thác và quản lý chợ.

Một phần của tài liệu Chuyển đổi mụ hình tổ chức quản lý chợ trên địa bàn Quận Cầu Giấy (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w