7. Cấu trúc của khóa luận
2.3.1. Xây dựng các quy định, quy chế về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
học tập của học sinh nói chung và học tập lịch sử nói riêng.
Để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá theo tinh thần đổi mới trước hết phải đổi mới về quan niệm. Đó là nhận thức được vai trò, ý nghĩa quan trọng của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là một khâu không thể thiếu của quá trình dạy học và là một biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
Quá trình dạy học bao gồm 6 thành tố là mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá. Các thành tố này có mối quan hệ tác động tương hỗ lẫn nhau trong đó kiểm tra, đánh giá được xem là thành tố cuối cùng của quá trình. Trước đây trong giáo dục thường chỉ quan tâm tới mối quan hệ giữa mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học. Khâu kiểm tra, đánh giá chỉ được xem xét dưới góc độ sao cho việc đánh giá được thuận tiện và khách quan hay nếu có thì cũng chỉ chú ý tới kiểm tra kiến thức. Ngày nay, khi khoa học công nghệ phát triển, khi xã hội đòi hỏi những con người có năng lực thực hành, tư duy sáng tạo, tinh thần tích cực…thì cách thức kiểm tra, đánh giá như trên đã bộc lộ rõ những điểm hạn chế, yếu kém. Yêu cầu đổi mới kiểm tra, đánh giá đã trở nên cấp thiết trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Quá trình dạy học chỉ có thể có hiệu quả tối ưu nếu như giáo viên và học sinh thường xuyên tiến hành kiểm tra, đánh giá và tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của mình.
giá, các cơ quan chuyên môn của Bộ Giáo dục- đào tạo, Sở Giáo dục- đào tạo phải xây dựng các quy định, quy chế về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Đây được coi là một biện pháp để đổi mới quy trình kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học.
Với quan niệm kiểm tra, đánh giá nghiêm túc không chạy theo thành tích, các nhà quản lý giáo dục phải xây dựng các quy định, quy chế về kiểm tra, đánh giá một cách có hệ thống, toàn diện và đảm bảo việc thực hiện nó một cách có hiệu quả nhất. Các quy định, quy chế đưa ra phải đảm bảo hoàn thiện từ nội dung, hình thức đến phương pháp tiến hành kiểm tra, đánh giá và có chỉ đạo cụ thể đến từng trường THPT.
Để công việc kiểm tra, đánh giá được thực hiện tốt, ban lãnh đạo nhà trường phải có kế hoạch chỉ đạo chuyên môn thực hiện nghiêm túc kiểm tra, đánh giá theo đúng các quy chế đã được đưa ra. Nhà trường không nên coi kiểm tra, đánh giá là một hoạt động cốt để lấy điểm, chạy theo thành tích mà cần nhận thấy kiểm tra, đánh giá là một động lực thúc đẩy quá trình học tập của học sinh và giảng dạy của giáo viên. Trong mỗi trường hoặc mỗi sở Giáo dục- Đào tạo nên xây dựng một ngân hàng đề thi, kiểm tra của các bộ môn để việc tiến hành kiểm tra, đánh giá được thuận lợi và đảm bảo tính khách quan.
Đối với giáo viên, phải được nắm vững lý luận về kiểm tra, đánh giá và các quy chế của việc kiểm tra, đánh giá thông qua việc tìm hiểu sâu các tài liệu bồi dưỡng của Bộ Giáo dục hoặc các lớp học bồi dưỡng của Sở Giáo dục hay nhà trường tổ chức. Việc giáo viên nắm vững lý luận và quy chế sẽ đảm bảo việc ra đề, chấm thi và coi thi đạt hiệu quả cao. Trong khi tiến hành kiểm tra, đánh giá giáo viên mặc dù thực hiện đúng quy chế, quy định coi thi một cách nghiêm túc nhưng cũng cần tạo không khí thoải mái, không nên làm cho học sinh căng thẳng lo sợ dẫn đến tình trạng gian lận, thiếu sáng tạo, mất tự tin. Khi đánh giá giáo viên cần phải hết sức khách quan, đánh giá cả quá trình học tập của học sinh và đưa ra các biện pháp sư phạm thích hợp cho từng đối tượng học sinh.
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh sẽ đem lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học. Những thông tin phản hồi thu được từ quá trình kiểm tra, đánh giá sẽ chính xác và đó là cơ sở cho việc điều chỉnh quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.