7. Cấu trúc của khóa luận
2.3.6. Cải tiến khâu coi, chấm kiểm tra, thi
2.3.6.1.Khâu coi kiểm tra, thi.
Để việc đánh giá đạt kết quả chính xác, khoa học, cùng với việc ra đề kiểm tra thì coi kiểm tra cũng có một vai trò quan trọng. Nếu việc ra đề đáp ứng đủ các yêu cầu nhưng quá trình coi thi lại lỏng lẻo, dễ dàng thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới việc đánh giá học sinh. Đồng thời, quá trình coi thi không nghiêm túc sẽ có tác động xấu tới việc giáo dục tư tưởng đạo đức của học sinh, dẫn tới các em thiếu tinh thần học tập, lao động nghiêm túc. Vì những lý do đó mà công tác coi thi cần đảm bảo sự nghiêm túc tuyệt đối, chúng tôi xin đưa ra một só giải pháp sau:
Việc tổ chức kiểm tra, thi phải được thực hiện đúng quy chế.
Đối với kiểm tra 1 tiết: giáo viên trực tiếp giảng dạy không nên coi kiểm tra, tuân thủ nguyên tắc khi coi kiểm tra.
Đối với thi cuối kỳ cần xếp số phòng thi theo thứ tự A, B, C; không xếp quá nhiều số báo danh trong một phòng thi, mỗi bàn chỉ nên có từ 1 đến 2 học sinh.
Trong thời gian thí sinh làm bài cần thực hiện nghiêm túc các quy định như không cho học sinh mang tài liệu vào phòng thi, coi thi nghiêm túc...Nếu có những trường hợp vi phậm cần xử lý nghiêm khắc, đúng quy chế, việc xử lý cần nhanh gọn để tránh ảnh hưởng tới những thí sinh khác.
Đồng thời trong công tác lựa chọn cán bộ coi thi cũng nên chú ý, cần lựa chọn những cán bộ có ý thức trách nhiệm cao, nếu cán bộ coi thi vi phạm quy chế thì đều bị xử lý nghiêm khắc.
2.3.6.2.Khâu chấm bài.
Chấm bài thi là khâu quan trọng quyết định đến kết quả kiểm tra, đánh giá học sinh. Vì vậy chấm bài cần có sự công bằng, chính xác, khách quan và ý thức trách nhiệm cao.
Hiện nay việc chấm bài kiểm tra chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của công tác này. Nhiều giáo viên còn chấm bài một cách cẩu thả, không có thang điểm, đáp án rõ ràng, giáo viên chỉ đánh giá kiến thức của học sinh mà không chú ý tới cách diễn đạt, lỗi chính tả của các em. Có những trường hợp giáo viên còn chấm bài dựa vào cảm tính. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới việc đánh giá chính xác kết quả học tập của học sinh. Đồng thời cũng có tác hại tới hứng thú học tập, ý thức vươn lên đạt điểm cao của học sinh và mối quan hệ thầy, trò trong nhà trường.
Để việc chấm bài đạt kết quả tốt chúng ta cần thực hiện đầy đủ các yêu cầu sau:
- Trước hết, để chuẩn bị cho chấm bài giáo viên cần có đáp án, thang điểm rõ ràng. Với một bài thi học kỳ, thi cuối năm nếu chấm hội đồng cần phải thực hiện chấm mẫu để thống nhất cách cho điểm và quan điểm. Điều này sẽ giảm tới mức tối thiểu các yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới việc chấm bài.
- Nên chấm hai vòng độc lập và do nhiều giáo viên chấm sau đó lấy điểm trung bình.
- Chấm bài cần chú ý cả kỹ năng trình bày, kỹ năng viết bài của học sinh.
Tóm lại, có thể thấy việc tổ chức tốt các khâu coi kiểm tra, thi và chấm bài sẽ góp phần đắc lực vào đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá từ đó nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
Trên đây là một số biện pháp đổi mới về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Các biện pháp trên cần được tiến hành một cách linh hoạt, sáng tạo, chủ động tùy vào tình hình thực tế ở trường phổ thông. Nếu áp dụng tốt các biện pháp đổi mới kiểm tra đánh giá trên sẽ góp phần tích cực trong việc đổi mới kiểm tra, đánh giá nói riêng và đổi mới phương pháp
dạy học nói chung.