II. KẾT QUẢ CÔNG TÁC CỨU TRỢ XÃ HỘI ĐỘT XUẤT GIAI ĐOẠN
2. Chính sách cứu trợ đột xuất và công tác chỉ đạo cứu trợ
2.1.3. Về kinh phí thựchiện cứu trợ đột xuất
Kinh phí thực hiện cứu trợ lấy từ là tổng kinh phí huy động, bao gồm:
- Ngân sách nhà nước cân đối hàng năm, ngân sách tỉnh, huyện tự cân đối như đã nói ở Chương I.
Theo Luật Ngân sách nhà nước và Nghị định số 60/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật Ngân sách nhà nước quy định sự hình thành nguồn ngân sách CTĐX như sau: “Dự toán chi ngân sách Trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phương được bố trí khoản dự phòng từ 3% - 5% tổng số chi của ngân sách mỗi cấp để chi phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh, nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán trong năm ngân sách”. Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chính xử lý việc cứu trợ cho nhân dân bằng 2 nguồn: Đảm bảo xã hội và dự phòng phí đã được Nhà nước cân đối hàng năm và theo đúng quyết định của Chính phủ hướng dẫn ngành LĐTBXH và Tài chính. Chính phủ chỉ hỗ trợ khi nguồn ngân sách của địa
- Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ;
- Trợ giúp của nước ngoài, tổ chức quốc tế hỗ trợ trực tiếp cho địa phương hoặc thông qua chính phủ, các đoàn thể xã hội.
- Trường hợp các nguồn kinh phí trên không đủ để thực hiện CTĐX thì Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo Thủ tướng Chính phủ, xem xét quyết định. Trong trường hợp này có thể Chính phủ sẽ trích thêm từ khoản dự phòng ngân sách đã được bố trí hàng năm khi lập dự toán ngân sách.