II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC CỨU TRỢ ĐỘT XUẤT
4. Lập quỹ dự phòng riêng cho CTĐX tại các địa phương do địa phương
phương quản lý.
Kết quả của CTĐX phụ thuộc rất lớn vào nguồn kinh phí, có kinh phí thì mới có thể cứu trợ (kinh phí ở đây có thể là tiền mặt hoặc hàng hoá). Trong giai đoạn 2000 – 2005, nước ta vẫn chưa có quỹ dự phòng riêng cho CTĐX ở cấp quốc gia cũng như ở từng địa phương do đó mà công tác CTĐX thời giam vừa qua rất bị động vì phụ thuộc vào nguồn kinh phí từ trên đưa xuống. Hiện nay
việc lập quỹ dự phòng CTĐX đã được thí điểm lập ở một số xã, bước đầu phát huy rất tốt vai trò của nó, như ở Tây nguyên mặc dù còn nghèo, nhưng đều bố trí một khoản kinh phí cho các xã khoảng 10 - 20 triệu đồng làm quỹ cứu trợ dự phòng nên công tác cứu đói và cứu trợ thiên tai được chủ động kịp thời hơn, vai trò của UBND xã được nâng lên, trợ cấp cứu trợ đúng đối tượng, thực hiện dân chủ công khai, góp phần ổn định an ninh, chính trị, xã hội. Điển hình là các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, tuy kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng từ 2 năm nay, các tỉnh đã bố trí mỗi xã từ 10 đến 15 triệu đồng làm quỹ cứu trợ xã hội dự phòng (riêng các xã biên giới 20 triệu đồng). Như vậy việc nhân rộng lập quỹ dự cứu trợ xã hội dự phòng tại các địa phương, các xã hay xảy ra thiên tai là rất đúng đắn và có ý nghĩa. Do đó trong giai đoạn tới, theo đề nghị của các tỉnh, Chính phủ nên nghiên cứu xem xét tiếp tục trợ giúp cứu trợ đột xuất bằng tiền để các địa phương chủ động, tránh tổn thất vận chuyển và hao phí lúc phân phối. Đồng thời nên chỉ đạo lập quỹ cứu trợ xã hội dự phòng tại cấp xã để chủ động cứu trợ kịp thời. Những tỉnh chưa có quỹ cứu trợ dự phòng tại xã, khi thiên xảy ra thường lúng túng bị động, trông chờ nguồn hỗ trợ từ tỉnh, huyện.
Mặt khác, mặc dù Quỹ phòng chống lụt bão đã được Chính phủ thành lập ở tất cả các địa phương trong cả nước. Theo quy chế sử dụng quỹ này, chúng ta đề nghị quỹ phòng chống lụt bão chi một phần thích đáng cho CTĐX.
Song, Quỹ phòng chống lụt bão không chi cho cứu đói giáp hạt (vốn là hậu quả của thiên tai làm mất mùa) và chiếm phân lớn kinh phí cứu trợ hàng năm, và vẫn nên xây dựng Quỹ dự phòng, đặc biệt là ở một số tỉnh thường xuyên xảy ra thiếu đói những vùng miền núi phía Bắc, vùng ven biển khu 4 (cũ) và Tây nguyên. Về nguồn hình thành quỹ, không nên chỉ dựa vào số đóng góp của toàn dân như quỹ phòng chống lụt bão.
- Ở Trung ương: hàng năm nhà nước tính một tỷ lệ ngân sách cho Quỹ này cùng các nguồn viện trợ nếu có. Việc có Quỹ dự phòng là cần thiết và hợp lý vì không năm nào chúng ta không phải chi hàng chục tỷ đồng cho CTĐX và phải nhiều năm nữa mới có thể giảm được đáng kể khi mà hệ thống cảnh báo và công
tác phòng chống, giảm nhẹ thiên tai được cải thiện tốt hơn. Nếu có Quỹ dự phòng chúng ta có thể xử lý được một cách chủ động kịp thời, hiệu quả, đó là yếu tố số 1 của CTĐX.
- Ở địa phương: quỹ của tỉnh, huyện, xã được trích từ ngân sách, có thể bao gồm cả sự đóng góp của các tổ chức Nhà nước và tư nhân, các nhà hảo tâm, các nguồn viện trợ trực tiếp của nước ngoài, các khoản thu hồi nợ nhân dân vay Nhà nước từ những năm trước.
Vấn đề đặt ra là: Cần có quy chế chặt chẽ trong phân cấp xử lý cứu trợ, chấm dứt tình trạng đùn đẩy nhau và ỷ lại vào Nhà nước; mặt khác phải xây dựng được phương thức sử dụng bảo tồn quỹ thật tốt hạn thất thoát, tiêu cực.
- Tiền Nhà nước cần được gửi vào Ngân hàng có lãi để phát triển Quỹ. - Ngoài việc cho vay giải quyết cứu trợ, căn cứ vào khả năng Quỹ, có thể cho hộ nghèo vay vốn đầu tư, phát triển kinh tế gia đình thoát ra khỏi đói nghèo. Đây là biện pháp phòng tránh từ xa làm giảm số đối tượng CTĐX.
- Khoản cho nhân dân vay lâu nay vốn khó thu hồi, có lý do là chưa cơ quan nào được giao đầy đủ quyền hạn để chủ trì và đốc thúc việc thu hồi. Thời gian tới giao cho một cơ quan chịu trách nhiệm kết hợp với một số ngành khác thu hồi nợ khi người vay có điều kiện trả.