TƯƠNG TÁC XÃ HỘI 1 Khái niệm tương tác xã hội:

Một phần của tài liệu Bài giảng Xã hội học (Trang 41 - 42)

3.2.1. Khái niệm tương tác xã hội:

Tương tác xã hội là tác động qua lại giữa cá nhân, nhóm xã hội với tư cách là chủ thể xã hội.

Các nhà xã hội học thường nghiên cứu tương tác xã hội ở hai cấp độ: cấp độ vĩ mô và cấp độ vi mô. Nghiên cứu cấp độ vi mô tức là nghiên cứu về những đơn vị tương tác nhỏ nhất, còn nghiên cứu ở cấp độ vĩ mô là nghiên cứu về sự tương tác của các cơ cấu xã hội, hệ thống xã hội hay giữa các thiết chế như gia đình, nhà trường, chính trị, tôn giáo.. Tuy nhiên với tư cách là thành viên của nhóm xã hội, các cá nhân thực hiện tương tác của mình đồng thời trên hai cấp độ vĩ mô và vi mô. Ví dụ: Một ông giáo sư đi giảng dạy cho một trường Đại học khác thì vị giáo sư này vừa thực hiện tương tác ở cấp độ vi mô (cá nhân) vừa thực hiện tương tác ở cấp độ vĩ mô (tổ chức) vì ông là giáo sư và là thành viên của trường Đại học kia.

3.2.2. Đặc điểm của tương tác xã hội:

- Là hành động xã hội liên tục, ở đây là hành động xã hội cơ sở, tiền đề của tương tác xã hội là sự đáp lại của một chủ thể này với một chủ thể khác trên hai cấp độ: vĩ mô và vi mô.

- Vừa là chủ thể, vừa là khách thể trong quá trình tương tác, và đều chịu ảnh hưởng của các giá trị, chuẩn mực xã hội, của những tiểu văn hóa, thậm chí là các phần văn hóa khác nhau.

- Trong tương tác, mỗi người đều chịu những lực tương tác khác nhau, có ý nghĩa khác nhau và đều có sự tác động khác nhau. Như vậy, tương tác vừa tạo nên những khuôn dáng mỗi người, vừa tạo nên sự hợp tác và bất hợp tác mỗi người.

3.2.3. Phân loại tương tác xã hội:

- Nhóm tương tác: những biểu hiện mang tính tích cực, xây dựng

- Nhóm tương tác cạnh tranh: Chứa đựng những tương tác mang tính tiêu cực, phá hoại, đối kháng

- Hình thức thi đua: Là hình thức trung gian giữa hai dạng trên - Ngoài ra có thể phân loại tương tác xã hội theo cách sau:

+ Tương tác nhóm - nhóm : Khi hai nhóm trong xã hội cạnh tranh trong hoạt động nhằm một mục đích nào đó.

+ Tương tác trực tiếp: Khi chủ thể hành động tương tác mặt đối mặt, không thông qua phương tiện trung gian nào.

+ Tương tác gián tiếp: Khi chủ thể thông qua các phương tiện trung gian như: điện thoại, vi tính, fax,.. để thiết lập và duy trì quá trình tương tác

3.2.4. Một số lí thuyết xã hội học và tương tác xã hội:

a. Lý thuyết tương tác biểu trưng (còn gọi là lý thuyết hành vi xã hội):

Luận điểm trung tâm của lý thuyết tương tác biểu trưng cho rằng vậy các cá nhân trong quá trình tương tác qua lại lẫn nhau không phản ứng đối với các hành động trực tiếp của người khác, mà đọc và lý giải chúng, ở đây mỗi hành động được gắn với một ý nghĩa nào đó, được gọi là biểu tượng.Các biểu tượng có một đặc điểm chung là mang những ý nghĩa nhất định và tẩo sự phản ứng giống nhau ở các cá nhân. Hệ thống các biểu tượng tương tác được chia thành hai loại: không có hàm ý và có hàm ý

b. Lý thuyết trao đổi về tương tác xã hội: Những nguyên tắc tương tác cá nhân là:

- Nếu một dạng hành vi được thưởng, hay có lợi thì hành vi đó có xu hướng lặp lại.Hành vi được thưởng, được lợi trong hoàn cảnh nào thì cá nhân sẽ có xu hướng lặp lại trong hoàn cảnh như vậy

- Nếu phàn thưởng và mối lợi đủ lớn thì cá nhân sẽ bỏ ra nhiều chi phí vật chất và tinh thần để đạt được nó

- Khi các nhu cầu của cá nhân hầu như hoàn toàn thoả mãn thì họ ít cố gắng hơn trong việc thoả mãn chúng.

c. Lý thuyết kịch trong tương tác xã hội

Luận điểm then chốt trong lý thuyết này là sự kiềm chế biểu cảm, có nghĩa là cá nhân khi xuất hiện trước người khác cố gắng tạo và duy trì một hiệu cảm phù hợp nhất trong một tình huống cụ thể

d. Phương pháp dân tộc học về tương tác xã hội

Phương pháp này nghiên cứu những quy tắc hiển nhiên điều khiển sự tương tác của người này với người khác.Những quy tắc này được người ta dùng thường xuyên đối với những người biết rõ nhau như những người trong gia đình, bạn bè thân thiết, rộng hơn là những người cùng một nền văn hoá.

Tóm lại: Khái niệm xã hội học chỉ ra rằng mỗi hoạt động có mục đích của con người chỉ trở thành hoạt động xã hội khi nó nằm trong một số mối quan hệ giữa các chủ thể hoạt động và thông qua các mối quan hệ đó. Đồng thời, khái niệm đó cũng nói lên rằng mỗi quan hệ đều gắn liền với một hoạt động nhất định. Sự tương tác xã hội tồn tại trong sự tác động qua lại của mỗi hiện tượng, quá trình, hay hệ thống xã hội, nói lên những mối liên hệ và quan hệ trong hiện thực. Nhưng không phải mọi thứ trong hiện thực xã hội đều có thể sử dụng khái niệm này để giải thích. Sự tương tác xã hội chỉ tồn tại trong những điều kiện xã hội đặc thù, các điều kiện đó được thực hiện do sự kết hợp của 3 nhân tố có liên quan với nhau: hoạt động xã hội, chủ thể xã hội, quan hệ xã hội. Về mặt bản thể luận, Sự tương tác xã hội được thể hiện dưới các hoạt động và các quan hệ khác nhau về tính chất và nội dung, dưới dạng các chủ thể khác nhau, các chủ thể này phục tùng các giá trị, các lợi ích và các động cơ khác nhau và hoạt động trong các điều kiện khác nhau.Các tương tác xã hội khác nhau đã hình thành và xuất hiện trong những hệ thống tuơng tác xã hội khác nhau, những hệ thống xã hội khác nhau. Từ những hệ thống tương tác khác nhau, sinh ra hai loại hệ thống xã hội cơ bản: loại hệ thống xã hội thứ nhất không chứa đựng các điều kiện tiên quyết cần thiết cho sự tái sản xuất ra chúng, đó là những phân hệ của hệ thống cơ bản; loại hệ thống xã hội thứ hai chứa đựng mọi điều kiện tiên quyết ấy, tức là các hệ thống tương tác xã hội luôn luôn tự tái sản xuất, hay là các xã hội. Do đó, xã hội là hệ thống tương tác xã hội chứa đựng trong bản thân nó mọi điều kiện tiên quyết cho sự tái sản sinh của nó, cho sự chi phối (sự tự điều chỉnh) và sự tự phát triển của nó.

Một phần của tài liệu Bài giảng Xã hội học (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w