Thứ nhất, chi NSNN cho giáo dục chưa có sự gắn kết chặt chẽ với thực hiện các mục tiêu phát triển nền giáo dục quốc dân nên lựa chọn ưu tiên phân bổ và sử dụng NSNN chi cho giáo dục đào tạo hiệu quả chưa cao.
Nguyên nhân của hạn chế này là do dự toán chi NSNN cho giáo dục mới chỉ xây dựng cho từng năm, chưa xây dựng được kế hoạch ngân sách trung hạn của nghành trong khi kế hoạch phát triển giáo dục lại được xây dựng trong thời kỳ 5 năm nên có sự tách rời giữa lập kế hoạch ngân sách hàng năm với kế hoạch phát triển, chưa dự toán đấy đủ các nguồn ngoài NSNN có thể huy động vào phát triển giáo dục trong điều kiện thực hiện XHH giáo dục. Vì vậy, ưu tiên phân bổ và sử dụng NSNN chi cho giáo dục còn mang tính ngắn hạn, tính trung hạn và dài hạn còn hạn chế. Cũng do đó, chi cho giáo dục còn dàn trải, nhiều mục tiêu ưu tiên được đặt ra nhưng
không đủ ngân sách để thực hiện, gây lãng phí và sử dụng kém hiệu quả các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục.
Thứ hai, cơ chế phân cấp quản lý NSNN cho giáo dục đào tạo các tỉnh, thành phố không thống nhất, nên nhiều cơ quan quản lý giáo dục địa phương không tổng hợp được ngân sách đào tạo trên địa bàn. Hầu hết các cơ sở giáo dục và đào tạo các địa phương chỉ được thông báo kinh phí chi sự nghiệp cho khối giáo dục và một phần kinh phí CTMT Quốc gia, mà không được thông báo kinh phí chi sự nghiệp đào tạo và vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho giáo dục đào tạo địa phương. Điều này gây khó khăn cho các cơ sở giáo dục và đào tạo trong việc theo dõi tình hình sử dụng ngân sách giáo dục trên địa bàn và tổng hợp báo cáo Bộ giáo dục và đào tạo.
Thứ ba, phân bổ dự toán chi NSNN cho giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, chưa tạo ra động lực mạnh mẽ phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các địa phương và từng cơ sở giáo dục. Nguyên nhân của hạn chế này chính là những bất cập của hệ thống định mức phân bổ dự toán chi NSNN cho giáo dục.
Phân bổ dự toán chi NSNN chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục cho các tỉnh, thành phố trực thuộc TW theo dân số trong độ tuổi đến trường không có tác dụng khuyến khích tăng tỷ lệ nhập học. Bởi vì, các địa phương có tỷ lệ nhập học cao hay thấp thì đều có được nguồn lực như nhau nếu dân số trong đọ tuổi đến trường như nhau và thực tế địa phương nào có tỷ lệ nhập học ròng cao hơn sẽ bị thiệt. Mặt khác ở một số địa phương giáo dục phát triển thì ở đó chi NSNN cho giáo dục sẽ bị eo hệp, chỉ để đáp ứng chi lương và các khoản phụ cấp cho đội ngũ giáo viên. Trong khi đó, ở một số địa phương giáo dục chậm phát triển thì lại có hiện tượng cơ quan tài chính chỉ cấp cho giáo dục đủ những khoản chi cần thiết, phần còn lại của ngân sách giáo dục chuyển sang sử dụng mục đích khác không liên quan đến sự nghiệp giáo dục.
Hệ số định mức phân bổ dự toán NSNN chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục và đào tạo ưu tiên theo vùng còn thấp nên vẫn còn sự chênh lệch khá lớn về phát triển giáo dục giữa các vùng và giữa các địa phương.
Phân bổ dự toán NSNN chi đầu tư phát triển giáo dục cho các địa phương chưa có định mức cụ thể nên chưa phát huy được quyền tự chử, tự chịu trách nhiệm của các địa phương trong lựa chọn ưu tiên phân bổ và sử dụng nguồn NSNN kết hợp với các nguồn tài chính ngoài ngân sách Nhà nước để đầu tư chuẩn hóa các trang thiết bị và cơ sở vật chất trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Thứ tư, về công tác tổ chức chấp hành NSNN.
Quy trình phân bổ và cấp phát ngân sách sự nghiệp giáo dục còn rất nhiều thủ tục, luân chuyển qua nhiều công đoạn, quá nhiều cấp quản lý, qua nhiều khâu kiểm tra giám sát, nhiều công việc còn bị trùng lặp… đã ảnh hưởng đến sự luân chuyển của kinh phí ngân sách và tính kịp thời trong việc sử dụng kinh phí ở đơn vị. Quy trình này cũng hạn ché tính chủ động trong sử dụng kinh phí ngân sách đồng thời khôn phát huy được tính tự chịu trách nhiệm trong quyết định chi tiêu của đơn vị trong sử dụng NSNN.
Theo Luật NSNN thì ngân sách giáo dục đào tạo ở địa phương do cấp tỉnh, thành phố đảm nhiệm chi, do đó sở giáo dục đào tạo không được chủ động điều hành toàn bộ ngân sách giáo dục đào tạo cho phù hợp với tiến độ các công việc của nghành trên địa bàn tỉnh, thành phố.
Đối với việc chuyển hình thức cấp phát bằng hạn mức kinh phí sang phương thức rút dự toán ngân sách tại Kho bạc Nhà nước thì hiện nay, ở nhiều Kho bạc, do chưa bố trí đủ lực lượng phục vụ, cán bộ trực tiếp chưa nắm vững các chế độ, chính sách có liên quan nên khâu thanh toán rất chậm trễ, đơn vị phải đi lại nhiều lần, sao chụp cung cấp tài liệu gây lãng phí. Hiệu quả công việc kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước còn khá hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến việc quyết toán và xét duyệt quyết toán của cơ quan Tài chính, cơ quan chư quản cấp trên.
Nhiều chế độ, mức chi ngân sách chưa có quy định hoặc qua bất hợp lý, chưa được bổ sung, sửa đổi nên gây khó khăn cho đơn vị, cho Kho bạc Nhà nước khi tìm kiếm căn cứ chi tiêu và kiểm soát.
Về hồ sơ, thủ tục rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước: trong khi giao quyết định giao dự toán NSNN đã chi tiết đến từng nhóm, mục (chia ra từng quý), không ít Kho bạc Nhà nước quận, huyện vẫn đòi hỏi các đơn vị ( phần lớn là các đơn vị sự nghiệp có thu đã được giao cơ chế tự chủ tài chính) phải lập dự toán năm chi tiết đến từng khoản mục, tiểu mục (gửi cơ quan tài chính, chủ quan cấp trên duyệt) và còn buộc các đơn vị phải rút dự toán trong năm theo đúng mục đã dự toán đó. Một số Kho bạc yêu cầu sử dụng giấy rút tên dự toán theo mẫu in sẵn, chưa chấp nhận giấy rút dự toán do đơn vị cấp trên lập.
Thứ năm, về cơ chế quyết toán NSNN. VIệc quy định cơ quan tài chính phải duyệt quyết toán của đơn vị sử dụng ngân sách là không phù hợp với khả năng của cơ quan tài chính. Vì vậy theo quy định sau 1 tháng nhận báo cáo quyết toán của đơn vị sử dụng ngân sách, cơ quan tài chính phải ra thông báo duyệt quyết toán của đơn vị. Nhưng với số lượng các đơn vị sử dụng ngân sách rất lớn, thời gian duyệt quyết toán bị hạn chế, dẫn đên kết quả là chất lượng công tác duyệt quyết toán không được đảm bảo, công việc này trở nên hình thức. Hơn nữa, do quy định như vậy nên dẫn đến việc cơ quan tài chính trở thành một bên đồng chịu trách nhiệm trong chi tiêu tại đơn vị, dẫn tới ý thức tự chịu trách nhiệm trong chi tiêu đơn vị chưa cao. Việc quyết toán kinh phí đã sử dụng chưa gắn kết với kết quả thực hiện những mục tiêu của công việc đã được vạch ra và bố trí kinh phí để thực hiện.
Thứ sáu, ưu tiên chi NSNN theo cấp học, nghành học chưa thật hợp lý nên kết quả phổ cập giáo dục tiểu học chưa bền vững, thực hiện phổ cập giáo dục THCS còn gặp nhiều khó khăn, cơ cấu nghành nghề đào tạo chuyển biến chậm.
Thứ bảy, cơ chế quản lý NSNN chi đầu tư phát triển và chi CTMT Quốc gia về giáo dục và đào tạo chưa khắc phục được tình trạng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả. Chi NSTW còn đấp ứng hạn chế so với yêu cầu thực hiện nguồn mục tiêu CTMT Quốc gia về giáo dục và đào tạo.
Về cơ chế thực hiện : Do các địa phương tự phân bổ và cấp kinh phí cho các dự án nên sự chỉ đạo của các cơ quan quản lý chương trình ở TW chưa phát huy được hiệu lực, chương trình mục tiêu giáo dục đào tạo dễ bị chia sẻ, khó thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra. Việc chấp hành chế độ báo cáo của các địa phương đối với cơ quan chủ quản chương trình không nghiêm nên rất khó tổng hợp, đánh giá việc thực hiện CTMT của từng nghành. Mặt khác, kinh phí CTMT được giao tổng chỉ tiêu cả năm cho tất cả CTMT trên địa bàn tỉnh nên việc phân bổ cho các nghành ở địa phương để triển khai thực hiện rất chậm, không đảm bảo tiến độ hoàn thành các mục tiêu đã đề ra. Việc phân bổ kinh phí CTMT tại các địa phương còn phân tán, dàn trải, thiếu tập trung, dẫn đến tình trạng nhiều công trình xây dựng dở dang, nhiều công việc không hoàn thành đúng tiến độ.
CHƯƠNG III